“Màu” của “cách mạng”
Những năm cuối của thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, loài người chứng kiến thật lắm những đổi thay, trong đó có những biến thái của “tư tưởng” và hành động chính trị. Từ “cách mạng” bị lạm dụng và cơ hội, lạm bàn và cực đoan đến mức không kể xiết. Trong cái “trào lưu” chung đó, có các xu hướng thoái hoá “ăn theo” của một số người tự xưng là những “nhà cách mạng” Việt Nam(!).
Xuất xứ tên gọi Cách mạng “Màu sắc”
Năm 1566, cuộc cách mạng Hà Lan bùng nổ. Sự bất phân thắng bại của hai thế lực cũ và mới đã đưa đến kết quả dung hoà: Quận công Vin-hem O-ran ( Winhelm Ogange - cam, màu da cam), đại diện cho tầng lớp quý tộc mới, ở nước ngoài, về Hà Lan nắm quyền. Kết quả của cách mạng Hà Lan quả thật là sự phối tải của mọi sắc màu: mãi đến 1609, Tây Ban Nha mới công nhận nền độc lập trong vòng 12 năm và sau nhiều cuộc đấu tranh, đến năm 1648, tức là 90 năm sau, Tây Ban Nha mới công nhận độc lập thực sự của Hà Lan. Thành quả độc đáo của cuộc cách mạng này là chỉ có 0,2% dân số có quyền bầu cử(!).
Bắt đầu từ đó, trong lịch sử thế giới hay có khái niệm về “màu” của một cuộc cách mạng. Các nhà hội hoạ nói rằng pha lẫn màu đỏ và màu vàng sẽ cho chúng ta màu cam, “dung hoà” màu đen và màu trắng sẽ cho kết quả màu xám; và, khi chúng ta trộn lẫn cả 7 màu, lại sẽ có màu trắng. Thì ra, “màu sắc” của cuộc đời chỉ là kết quả của những sự pha tạp không rõ ràng các chính kiến, thiên kiến; cái mập mờ giữa cơ hội riêng và lợi ích chung. Đây cũng là một trong những lý do chính để từ thập niên 90 của thế kỷ trước, người Trung Quốc thay cụm từ “mang màu sắc Trung Quốc” thành cụm từ “mang đặc sắc Trung Quốc”. Cách mạng với nghĩa đen “làm lại/thay đổi toàn bộ tiến trình phát triển” (cách mạng – Revolution; tiến trình - evolution), có nghĩa là một cuộc đảo lộn dữ dội, triệt để về kinh tế, xã hội lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Trong khi đó, nếu cuộc cách mạng này khác với cuộc cách mạng kia chỉ ở màu sắc thì đó là một cuộc cách mạng vô nghĩa.
Sai lầm của những phần tử Cách mạng màu đô la (màu rêu)
Những năm gần đây ở Việt Nam, có một số người tự ngộ nhận hai từ “cách mạng” (bao gồm cả một vài phần tử lưu vong). Họ đã sai lầm rất nhiều - nhiều nhất là ở chỗ cứ ngỡ rằng màu sắc mà họ vẽ ra là cách mạng!
Một, một số cứ đoan quyết rằng văn minh phương Tây là cơ sở, là nền tảng mà mọi dân tộc khác phải bắt chước. Logic tư duy bị đánh tráo, 5.000 năm nay Đông và Tây luôn khác nhau. Do vậy, không thể áp đặt bất kỳ một sự duy ý chí nào để cho trong một sớm một chiều hoà tan các giá trị cơ bản của phương Đông trong cái áo khoác dân chủ của phương Tây.
Hai, khái niệm dân chủ phương Tây có cái “màu sắc” hay cái áo khoác cực kỳ hấp dẫn, nhưng nếu nhìn kỹ một chút, lĩnh vực đảng phái của Hoa Kỳ chẳng hạn, chỉ là “hai trong một” mà thôi. Hàng trăm năm nay, chỉ có đại biểu của giai cấp tư sản cầm quyền, dù là đảng Cộng hoà hay Dân chủ. Đó là chưa nói chuyện nước Mỹ có nhà nước từ năm 1789, nhưng phải đến…1920 mới cho phụ nữ quyền bầu cử; đến năm 1965 mới trao cho người da đen quyền công dân đầy đủ(!)?
Ba, những nhân vật đang chống phá điên cuồng sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta, họ là ai? Có người sai lầm, mất chức vị lớn từ năm 1967, trước đổi mới những 20 năm, lại lên giọng để nhận tiền tài trợ của nước ngoài. “Căn cứ” mà cái gọi là “đảng dân chủ” dựng lên là để kích động tôn giáo, đòi Mỹ không cho Việt Nam vào WTO, kích động, chia rẽ khối đoàn kết các dân tộc. Ba cái sai căn bản ấy chứng tỏ họ không hề đại diện cho lợi ích của nhân dân. Cái mà nhân dân ta cần nhất lúc này là ổn định, phát triển. 30 năm chiến tranh, một trăm năm nô lệ, chẳng lẽ lại vẫn là chưa đủ đối với những người đó?. Tại sao lại bắt đầu “dân chủ” bàng kích động bạo loạn?. Đã có kẻ cũng mượn màu sắc dân chủ để hoạt động khủng bố và bị chính quyền các nước tư bản là Hàn Quốc, Thái Lan, bắt như Nguyễn Hữu Chánh, Lý Tống. Việc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gần đây liên tục đưa ra xét xử những phần tử phản động mà điển hình là vụ Nguyễn Văn Lý, chứng tỏ chính nghĩa đang đứng về phía Đảng và nhân dân ta. Chính ông Lý đã công khai thừa nhận bằng giấy trắng mực đen rằng “ở Việt Nam không có đàn áp tôn giáo”, vậy tại sao vẫn luôn dùng tôn giáo như một “màu sắc” cần thiết của con bài kích động?
Bốn, như đã nói ở trên, những người nhân danh “dân chủ” biết rõ chuyện một nước có “ngọn cờ đầu” về dân chủ như Hoa Kỳ nhưng phải mất 131 năm mới trao quyền dân chủ cho phụ nữ; tại sao lại đòi đất nước ta phải thay đổi thật nhanh, một lần và tất cả? Việc đòi hỏi đó thể hiện sự thiếu hiểu biết về tính biện chứng của lịch sử của những kẻ cơ hội, thích đốt cháy giai đoạn. Sự thật là đất nước ta đang ngày càng tự do, dân chủ hơn, nhưng như thế không có nghĩa là ngay lập tức cho phép mọi người mua súng(!)
Năm, một bác sĩ mới đây bị toà án xử về tội chống phá chế độ khai rằng do “bức xúc vì không nhập được hộ khẩu thành phố nên quậy phá”(?) Câu trả lời đó thật đủ nghĩa, đúng ý về chủ nghĩa cơ hội của cá nhân chứ không hề có lý tưởng, tinh thần “vì dân, vì nước” nào hết. Những động cơ tương tự quả thực chỉ là màu sắc chân xác của cái vỏ nhợt nhạt vô hồn. Người cách mạng hay hành động cách mạng không bao giờ lại bắt đầu từ việc nhận tiền tài trợ của nước ngoài. Ngay cả một người như Ngô Đình Diệm mà khi đại sứ Mỹ Hen-ri Ca-bốt-lốt (Henry Cabot Lodge) ví von về chuyện “một con chim có dòng dõi rất quý nhưng không chịu hót thì để xử lý, có 3 công đoạn: chờ cho nó hót, bắt nó hót và giết nó”, Ngô Đình Diệm vẫn không chịu “hót” theo lệnh Mỹ, dù biết chắc kết cục sẽ diễn ra. Vậy thì, một khi chỉ cần vài ngàn USD, không ít kẻ đã hót theo giọng của ngôn ngữ từ bên ngoài, đích thị đó là những “nhà cách mạng màu rêu” (màu của tờ dollar) không hơn không kém.
Danh sách những người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XII  (30/05/2007)
Những kết quả chủ yếu của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII  (30/05/2007)
Những kết quả chủ yếu của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII  (30/05/2007)
35 hãng hàng không nước ngoài khai thác thị trường Việt Nam  (29/05/2007)
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng gần 21,9%  (29/05/2007)
Cả nước có 260.000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh  (29/05/2007)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên