Việt Nam ủng hộ hội nhập kinh tế khu vực Đông Á
Phát biểu tại Diễn đàn Thương mại Đông Á lần thứ hai tổ chức ở Bắc Kinh ngày 28-9-2008, Tham tán Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc Võ Ca khẳng định Việt Nam ủng hộ tiến trình hội nhập kinh tế khu vực Đông Á.
Tham tán Võ Ca nêu rõ chính sách của Việt Nam hoan nghênh và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà doanh nghiệp và nhà đầu tư, khu vực cũng như quốc tế tới Việt Nam.
Chủ đề của diễn đàn năm nay là "Đông Á ngày nay: Nhà doanh nghiệp và sự sáng tạo", thu hút gần 200 đại biểu từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và 10 nước ASEAN tham dự. Các đại biểu đã thảo luận tình hình kinh tế thương mại khu vực trong bối cảnh biến động kinh tế tài chính quốc tế, nhất là tại Mỹ.
Các ý kiến cho rằng sự hợp tác kinh tế mậu dịch Đông Á đang đứng trước môi trường phát triển mới, vừa có thách thức vừa có cơ hội, đặc biệt là những nhân tố không ổn định gia tăng trong thời gian gần đây. Các nền kinh tế Đông Á cần tăng cường hợp tác, mở rộng đầu tư, nâng cao sức cạnh tranh khu vực, thúc đẩy tiện lợi hóa mậu dịch và đầu tư trong khu vực, hợp tác bình đẳng và cùng thắng lợi.
Diễn đàn do Ủy ban Xúc tiến Mậu dịch Quốc tế Trung Quốc phối hợp với Ban Thư ký Trung Quốc - ASEAN tổ chức./.
Đắk Lắk: Kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 600 triệu USD  (29/09/2008)
Việt Nam có 70,4 triệu thuê bao điện thoại  (29/09/2008)
Tăng trưởng GDP quý III đạt 6,55%  (29/09/2008)
Chỉ số giá tiêu dùng năm nay sẽ dưới mức 25%  (29/09/2008)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên