Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Kinh tế trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
TCCS - Ngày 25-10-2023, tại trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Kinh tế trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Emily Blanchard đang thăm, làm việc tại Việt Nam.
Tại cuộc gặp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bày tỏ cảm ơn, đánh giá cao đóng góp của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và cá nhân Kinh tế trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Emily Blanchard đối với việc phát triển quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, trong đó có quan hệ kinh tế.
Hai bên đã điểm lại những thành tựu nổi bật trong quan hệ song phương và nhất trí đánh giá quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã có những bước phát triển toàn diện, ngày càng ổn định, thực chất, đi vào chiều sâu, đem lại những lợi ích thiết thực cho cả hai nước, đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Đặc biệt, hai bên nhấn mạnh ý nghĩa của việc nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên đối tác chiến lược toàn diện sau chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Joe Biden đến Việt Nam tháng 9-2023 theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, vào đúng dịp hai nước kỷ niệm 10 năm xác lập quan hệ đối tác toàn diện; cho rằng khuôn khổ mới sẽ đem lại những cơ hội và lợi ích thiết thực cho cả hai nước cũng như đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị thời gian tới, hai bên tiếp tục triển khai cụ thể, thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện phát triển thực chất, hiệu quả hơn, trong đó chú trọng đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực, như kinh tế - thương mại - đầu tư, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, sản xuất chip bán dẫn, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phía Hoa Kỳ tăng học bổng cho sinh viên Việt Nam, hợp tác chuyển đổi năng lượng, ứng phó với biến đổi khí hậu, hợp tác du lịch, giao lưu nhân dân, khắc phục hậu quả chiến tranh, nâng cao năng lực quản trị quốc gia…
Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao việc Chính phủ Hoa Kỳ khởi động việc xem xét công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam, đề nghị Hoa Kỳ sớm hoàn thành quá trình này; hai bên cần tiếp tục nỗ lực đẩy mạnh kết nối hai nền kinh tế, thúc đẩy trao đổi thương mại hài hòa, bền vững, tạo điều kiện để doanh nghiệp hai bên hợp tác, đầu tư. Đề nghị Hoa Kỳ tiếp tục mở cửa thị trường với hàng hóa Việt Nam, như dệt may, da giày, hàng điện tử… và hạn chế các biện pháp áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp và các biện pháp không cần thiết khác đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là hàng nông sản, đồ gỗ, những mặt hàng tác động trực tiếp đến việc làm và sinh kế của người dân.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, Chính phủ Việt Nam sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ và tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch, an toàn, lành mạnh để các doanh nghiệp Hoa Kỳ hoạt động hiệu quả, lâu dài tại Việt Nam.
Kinh tế trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhất trí cao với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về yêu cầu tiếp tục cụ thể hóa, triển khai hiệu quả khuôn khổ quan hệ mới giữa hai nước, nhất là thúc đẩy các lĩnh vực trọng tâm, như hợp tác thương mại, đầu tư, khoa học - công nghệ, đào tạo nhân lực, du lịch, giao lưu nhân dân, khắc phục hậu quả chiến tranh…
Kinh tế trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Emily Blanchard đánh giá cao những thành tựu nổi bật về tăng trưởng kinh tế và điều hành kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát của Việt Nam, bày tỏ tin tưởng với môi trường đầu tư, kinh doanh ngày càng được cải thiện tại Việt Nam, như việc khai trương cơ sở mới của Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia, quá trình chuyển đổi năng lượng xanh, việc tham gia các thỏa thuận thương mại tiêu chuẩn cao… sẽ góp phần thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư Hoa Kỳ.
Kinh tế trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho rằng, hai bên còn nhiều dư địa hợp tác và cho biết sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ ngày càng sâu rộng, ổn định vững chắc; chia sẻ một số đánh giá về tình hình kinh tế toàn cầu và chính sách kinh tế, tài chính của Hoa Kỳ; bày tỏ sẵn sàng trao đổi với Việt Nam về kinh nghiệm chính sách kinh tế cũng như cách thức phối hợp để ứng phó hiệu quả với những biến động của kinh tế toàn cầu./.
Nguyễn Thùy (tổng hợp)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Xây dựng hệ sinh thái đầu tư kinh doanh lành mạnh, ổn định, bền vững  (17/10/2023)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Viết tiếp những câu chuyện để thế giới hiểu, đồng hành, tin tưởng, ủng hộ Việt Nam  (13/10/2023)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia  (12/10/2023)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản  (11/10/2023)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay