Cần khắc sâu những lý tưởng cao đẹp của nghề báo
Tác giả và nhóm tác giả đạt giải A trong Lễ trao Giải báo chí quốc gia lần thứ 2 Ảnh: Thùy Linh
Đúng dịp kỷ niệm 83 năm kỷ niệm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam, tối 21-6-2008, tại Cung văn hóa Hữu nghị Việt Xô đã diễn ra Lễ trao Giải báo chí quốc gia lần thứ hai. Tới dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Minh Triết - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Tô Huy Rứa - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Huỳnh Đảm - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Nguyễn Thiện Nhân - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Đinh Thế Huynh - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng giải báo chí quốc gia lần thứ hai; Đỗ Quý Doãn - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông và các đồng chí đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan báo chí Trung ương, địa phương, các nhà báo lão thành cùng đông đảo đội ngũ các nhà báo, phóng viên.
Sau thành công của Giải báo chí quốc gia lần thứ nhất, Giải báo chí quốc gia lần thứ hai tiếp tục là điểm mốc ghi nhận bước phát triển mới của báo chí cách mạng Việt Nam, đồng thời thể hiện rõ sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và sự ủng hộ nhiệt tình của công chúng đối với báo chí nói chung và báo giới Việt Nam nói riêng.
Tham dự giải lần này có 800 tác phẩm của các tác giả và nhóm tác giả được sơ tuyển từ 44 Hội Nhà báo địa phương, 33 Liên Chi hội, chi hội trực thuộc và 77 cơ quan báo chí trung ương, địa phương, trong đó có 94 tác phẩm của cộng tác viên. Qua vòng sơ khảo, 145 tác phẩm thuộc 8 loại giải đã lọt vào vòng chung khảo. Theo nhà báo Đinh Thế Huynh - Chủ tịch Hội đồng Giải báo chí quốc gia: phần lớn các tác phẩm dự giải đã bám sát nhiệm vụ chính trị, phán ánh trung thực và giàu tính phát hiện các vấn đề, các sự kiện của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng, đối ngoại của đất nước, phục vụ thiết thực sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hội đồng Giải báo chí quốc gia đã quyết định trao giải cho 80 tác phẩm trong đó có: 4 giải A, 11 giải B, 24 giải C và 41 giải khuyến khích. 65 tác phẩm còn lại cũng được tặng giấy chứng nhận tuyển chọn vào vòng chung khảo. Tuy chưa thể phản ánh một cách toàn diện gương mặt và chất lượng của báo chí Việt Nam trong năm 2007, song các tác phẩm đoạt Giải báo chí quốc gia lần này đều là những tác phẩm xuất sắc, thể hiện nỗ lực của những người làm báo nước nhà, bám sát cuộc sống sôi động của đất nước, góp phần vào thắng lợi của công cuộc đổi mới.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Tô Huy Rứa đã thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao giải A cho các tác giả: Hoàng Sơn, Bùi Xuân, Quỳnh Thuận, Đức Tuyên, Cẩm Châu, Hồng Nga - Báo Nông thôn ngày nay - với loạt bài phản ánh trực diện “Một hạt thóc, 40 khoản đóng góp” kể về những khó khăn của người nông dân khi phải oằn lưng đóng góp những khoản phí, lệ phí (thể loại báo in dành cho tin, bài phản ánh, phỏng vấn, ghi chép); Nguyễn Công Long, cộng tác viên của báo Công an Nhân dân - với loạt bài “Vụ án Minh Phụng - EPCO sau 10 năm nhìn lại: Vẫn thời sự và nóng bỏng” (Thể loại báo in dành cho phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký báo chí); phim tài liệu “Bài ca trên đỉnh Tà Lùng” của đạo diễn - nhà báo Trần Phi - Hãng phim Tài liệu khoa học Trung ương (thể loại giải báo hình dành cho bình luận, tọa đàm, giao lưu, phim tài liệu) và nhóm tác giả Nguyễn Sỹ Hào, Nguyễn Đình Hiếu - Ban Bạn nghe đài - Đài Tiếng nói Việt Nam với loạt bài “Sở Thương mại tỉnh Quảng Ninh tiếp tay cho gian lận thương mại” (thể loại phát thanh dành cho phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký phát thanh).
Phát biểu tại lễ trao giải, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã nhiệt liệt chúc mừng các tác giả và nhóm tác giả có vinh dự được trao Giải báo chí quốc gia lần thứ hai. Chủ tịch nước cũng nhiệt liệt hoan nghênh và đánh giá cao thành tích, đóng góp to lớn của những người làm báo chuyên nghiệp và không chuyên trong những năm qua, nhất là trong năm 2007, đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc… Chủ tịch Nguyễn Minh Triết khẳng định: "Cả dân tộc đang phấn đấu hết mình vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhằm mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Cũng như tất cả các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, báo chí cách mạng Việt Nam - với truyền thống vẻ vang hơn 80 năm - không thể đứng ngoài quá trình thực hiện mục tiêu này; phải chung tay để giữ vững và phát huy thành quả cách mạng mà dân tộc chúng ta đã phải đổ bao xương máu mới có được hôm nay”.
Chủ tịch Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh: thực tế đang đòi hỏi chất lượng thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan báo chí phải ngày càng cao hơn. Báo chí phải thông tin chính xác, khách quan, trung thực, phát hiện, biểu dương những nhân tố mới, các điển hình tiên tiến, cổ vũ các phong trào thi đua yêu nước, góp phần phát hiện và đề xuất cách giải quyết những vấn đề phát sinh trong cuộc sống, cổ vũ nhân dân sống và làm việc theo pháp luật, chủ động chống lại các luận điệu xuyên tạc phá rối an ninh chính trị của các thế lực thù địch, đấu tranh chống quan liêu tham nhũng và các tệ nạn xã hội, trở thành một lực lượng tích cực tham gia xây dựng đất nước.
Để thực hiện những yêu cầu trên, Chủ tịch nước mong muốn, đội ngũ những người làm báo trong cả nước phải thường xuyên trau dồi đạo đức nghề nghiệp, học tập nâng cao trình độ, vững vàng về chính trị tư tưởng, tinh thông nghiệp vụ, có đủ nhãn quan khoa học và bản lĩnh đề nhìn thấu đáo quá trình vận động mọi mặt của đời sống xã hội, thấy rõ sự liên quan giữa các sự vật và hiện tưởng tưởng như rời rạc, tản mạn để tổng hợp lại, có phân tích, đề xuất vấn đề một cách chính xác, toàn diện, luôn đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên hàng đầu khi thực hiện và đăng tải các bài viết.
Nhân ngày Báo chí cách mạng và Lễ trao Giải báo chí quốc gia lần thứ hai, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã đề nghị các nhà báo tiếp tục suy nghĩ và khắc sâu những lý tưởng cao đẹp của nghề báo, khắc sâu chức năng, nhiệm vụ riêng có và xu hướng chính trị chân chính của báo chí cách mạng đã được hình thành và thống nhất trong suốt chặng đường 83 năm qua. Chủ tịch nước mong rằng, sự kiện Giải thưởng báo chí quốc gia năm nay, sẽ là dịp để các nhà báo phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điền tồn tại trong thực hiện nhiệm vụ của thời gian tới.
Hoạt động báo chí, xuất bản và công tác quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản hiện nay  (20/06/2008)
Lập quỹ để... làm "chân" cho dự án  (20/06/2008)
Nông nghiệp có thể làm gì để góp phần phát triển  (20/06/2008)
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người thầy của báo chí cách mạng Việt Nam  (20/06/2008)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên