Chính sách, pháp luật về an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay
TCCSĐT - Trong hai ngày 19 và 20-4-2010, tại Hà Nội, Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và Viện nghiên cứu Côn-rát A-dơ-nau-ơ Xtip-tung (Konrad Adenauer Stiftung), Cộng hòa Liên bang Đức, phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế: “Chính sách, pháp luật về an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay”.
Tham dự Hội thảo có nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý của các bộ, ngành ở trung ương và địa phương; các chuyên gia và các nhà khoa học. Tại Hội thảo, các tham luận tập trung thảo luận một số vấn đề sau:
1- Khái niệm, nội dung về an sinh xã hội
An sinh xã hội, được hiểu một cách phổ biến nhất, là sự bảo vệ, trợ giúp của nhà nước và cộng đồng đối với những người “yếu thế” trong xã hội bằng các biện pháp khác nhau nhằm hỗ trợ cho các đối tượng khi họ bị suy giảm khả năng lao động, giảm sút thu nhập hoặc gặp rủi ro, bất hạnh, rơi vào tình trạng nghèo đói, hoặc là ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, mất sức lao động, già yếu…; động viên, khuyến khích họ tự lực vươn lên giải quyết vấn đề của chính họ. Với quan niệm như vậy, hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay gồm hai bộ phận chính: bảo hiểm xã hội và cứu trợ xã hội.
Bảo hiểm xã hội là bộ phận quan trọng nhất, có ý nghĩa nhất, là trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam, bao gồm các khoản trợ cấp dài hạn, trợ cấp ngắn hạn, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Hiện nay, bảo hiểm xã hội ngày càng phát huy vai trò của mình, đối tượng tham gia bảo hiểm ngày càng được mở rộng với hai hình thức bắt buộc và tự nguyện. Tính đến hết năm 2009, tổng số người thụ hưởng chính sách bảo hiểm xã hội là hơn 2 triệu người, trong đó đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc là 9 triệu người, đối tượng tham gia bảo hiểm tự nguyện là 34.669 người; tổng số đối tượng tham gia bảo hiểm y tế là 53,3 triệu người; tổng số đối tượng hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên hằng tháng là 1,253 triệu người.
Cứu trợ xã hội: Được thực hiện chủ yếu theo hai chế độ: cứu trợ thường xuyên và cứu trợ đột xuất. Cứu trợ thường xuyên được áp dụng đối với các đối tượng người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật… với các hình thức bằng tiền, hiện vật để giúp các đối tượng này ổn định cuộc sống. Cứu trợ đột xuất được áp dụng đối với các đói tượng găp rủi ro, hạn hán, thiên tai, hỏa hoạn…, có tính chất tức thời, giúp đỡ con người vượt qua khó khăn, hoạn nạn.
Nếu xét theo phạm vi rộng thì an sinh xã hội ở Việt Nam còn bao gồm: các chính sách ưu đãi xã hội, chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, chương trình trợ giúp các địa phương đặc biệt khó khăn… và gồm các loại quỹ tiết kiệm cũng như các loại bảo hiểm khác.
2- Vai trò của hệ thống an sinh xã hội
An sinh xã hội bảo đảm các đối tượng “yếu thế” nói riêng và người lao động nói chung được chăm sóc, bảo vệ khi rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đặc biệt là tạo cho những người bất hạnh có thêm những điều kiện cần thiết để khắc phục những rủi ro xã hội, có cơ hội phát triển và hòa nhập cộng đồng, góp phần xây dựng xã hội nhân ái, công bằng. An sinh xã hội thể hiện truyền thống tương thân tương ái, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau của dân tộc ta.
- An sinh xã hội dựa trên nguyên tắc san sẻ trách nhiệm và thực hiện công bằng xã hội, được thực hiện bằng nhiều hình thức và phương thức khác nhau. Trên bình diện xã hội, đó là công cụ để cải thiện các điều kiện sống của các tầng lớp dân cư đặc biệt, những người nghèo khó, yếu thế trong xã hội. Dưới giác độ kinh tế, an sinh xã hội là công cụ phân phối lại thu nhập giữa các thành viên trong cộng đồng.
- An sinh xã hội còn đóng vai trò quan trọng đối với sự ổn định tình hình chính trị và thúc đẩy tiến bộ xã hội. Bằng những biện pháp của mình, an sinh xã hội tạo ra “lưới chắn” an toàn gồm nhiều tầng, nhiều nấc nhằm bảo vệ các thành viên trong cộng đồng khi bị giảm hoặc mất thu nhập, hoặc phải tăng chi phí đột xuất do nhiều nguyên nhân khác nhau, gọi là “rủi ro xã hội”.
3- Sự lựa chọn mô hình, cấu trúc
Là bộ phận cấu thành của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống an sinh xã hội phải đạt được mục tiêu:
Thứ nhất, bảo đảm an toàn mang tính kinh tế mà xã hội cung cấp cho người dân thông qua việc thực thi hệ thống các cơ chế, chính sách và can thiệp trước các nguy cơ, rủi ro có thể dẫn đến suy giảm hoặc mất đi nguồn thu nhập của các thành viên trong xã hội.
Thứ hai, bằng tổng thể các cơ chế, chính sách, giải pháp, tạo ra nhiều tầng, nấc bảo vệ cho các thành viên trong xã hội không bị rơi vào tình trạng bần cùng hóa do tác động tiêu cực của các loại hình rủi ro.
Với quan điểm đó, cấu trúc hệ thống an sinh xã hội bao gồm 3 hợp phần chính:
Phòng ngừa rủi ro: Thông qua các chính sách hỗ trợ về tín dụng, giáo dục, đào tạo, dạy nghề, thông tin thị trường lao động … nhằm hỗ trợ người dân, hộ gia đình và cộng đồng chủ động ngăn ngừa rủi ro.
Giảm thiểu rủi ro: Thông qua nhóm chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp nhằm hỗ trợ kịp thời người dân có đủ nguồn lực để bù đắp các thiếu hụt về thu nhập do tác động của rủi ro
Khắc phục rủi ro: Thông qua các chính sách trợ giúp xã hội nhằm hỗ trợ kịp thời người dân khắc phục các rủi ro không lường trước hoặc vượt quá khả năng kiểm soát của mình bằng các chương trình nhằm cứu trợ, trợ giúp định kỳ và trợ giúp đột xuất.
4- Một số đề xuất phát triển hệ thống an sinh xã hội trong thời gian tới
- Hỗ trợ các đối tượng dễ bị tổn thương tạo việc làm, nâng cao thu nhập, tham gia vào thị trường lao động thông qua các chính sách: tín dụng ưu đãi; dạy nghề; phát triển thông tin thị trường lao động; hỗ trợ di dân, định canh, định cư, chuyển đổi việc làm gắn với đặc thù của từng vùng; hỗ trợ việc làm tạm thời cho người lao động bị thất nghiệp, thiếu việc làm trong các hộ nghèo thông qua các dự án công quy mô nhỏ.
- Tăng cường khả năng tiếp cận của người dân tham gia bảo hiểm xã hội; hoàn thiện các chính sách về bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện; thí điểm, tiến tới mở rộng chính sách hỗ trợ người lao động có thu nhập thấp tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; triển khai chính sách bảo hiểm thất nghiệp.
- Thúc đẩy các biện pháp thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thông qua các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, v.v../.
Kiên Giang: Công tác dân vận góp phần phát triển kinh tế - xã hội  (20/04/2010)
Thanh niên Bộ đội Biên phòng xây dựng thế trận lòng dân vững chắc bảo vệ biên cương  (20/04/2010)
Bình Phước chăm lo công tác cán bộ vùng đồng bào dân tộc  (20/04/2010)
Phát triển và giới thiệu cho Đảng những đoàn viên ưu tú tại khu công nghiệp, khu chế xuất ở Hải Dương  (20/04/2010)
Festival "Trái cây Việt Nam thời kỳ hội nhập"  (20/04/2010)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển