Cần coi trọng việc dạy nghề và học nghề
TCCSĐT - Trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về vấn đề dạy nghề, học nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, một mặt, khẳng định những kết quả đạt được trong việc xây dựng mạng lưới trường, trung tâm dạy nghề được phát triển rộng khắp trên toàn quốc, mặt khác, nêu những khó khăn, tồn tại của công tác này.
Thực hiện chủ trương của Đảng, Quốc hội và Luật Giáo dục, Luật Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã xây dựng và phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề trong đó có hệ thống trung tâm dạy nghề (TTDN), trường trung cấp nghề (TCN), trường cao đẳng nghề (CĐN) để triển khai đào tạo nghề theo 3 cấp trình độ, tăng nhanh quy mô đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề nhằm khắc phục dần bất hợp lý cơ cấu giữa “Dạy nghề” và đào tạo “Cao đẳng, đại học”.
Đến nay, mạng lưới trường, trung tâm dạy nghề được phát triển rộng khắp trên toàn quốc (đã xóa được tình trạng không có trường dạy nghề ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương). Đến hết năm 2008 đã có 92 trường CĐN, 214 trường TCN và 684 TTDN, quy mô tuyển sinh học nghề đạt 1.538 ngàn người, trong đó: dạy nghề trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề đạt 258 ngàn (tăng bình quân 18%/ năm), đảm bảo đạt chỉ tiêu Quốc hội đề ra cho ngành Dạy nghề.
Các trường CĐN, TCN đã được thành lập theo quy hoạch và được phân bổ ở tất cả các vùng miền, ở tất cả các loại hình công lập, tư thục, doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và nhu cầu học nghề để tìm việc làm và tự tạo việc làm, nâng cao thu nhập của người lao động.
Điều bất cập trong hệ thống các trường dạy nghề là, mạng lưới các trường cao đẳng nghề được thành lập chủ yếu từ việc nâng cấp các trường trung cấp nghề mạnh và thành lập mới một số trường cao đẳng nghề tư thục phù hợp với chủ trương xã hội hoá dạy nghề. Các trường cao đẳng nghề mới được thành lập quy mô đào tạo còn nhỏ, số nghề đào tạo còn hạn chế, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường lao động.
Với sự phát triển hệ thống trường cao đẳng nghề như hiện nay chưa đủ để thay đổi cơ cấu “Dạy nghề” với đào tạo “Cao đẳng, đại học”, do đó mạng lưới các trường cao đẳng nghề vẫn rất cần được tiếp tục phát triển trong thời gian tới. Trên thực tế, từ năm 2006 đến nay chưa có trường trung cấp dạy nghề nào đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nâng cấp lên trường Đại học.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang nghiên cứu, hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo các đề án: Đề án đổi mới và phát triển dạy nghề đến năm 2020; Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Đề án đào tạo nghề ở 61 huyện nghèo; Dạy nghề cho người dân tộc thiểu số; Đề án đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ,... với mục tiêu tạo ra sự đột phá về quy mô, chất lượng dạy nghề, từng bước đạt trình độ tiên tiến của khu vực và quốc tế; bảo đảm cơ cấu nghề, cơ cấu trình độ phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động; nâng cao hiệu quả dạy nghề; đảm bảo công bằng về cơ hội học nghề, lập nghiệp cho mọi người, từng bước khắc phục tình trạng “thầy nhiều hơn thợ”, góp phần đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Về vấn đề học sinh THPT tham gia học nghề trong năm lớp 11, lớp 12, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ủng hộ chủ trương giáo dục NPT để giúp cho học sinh tìm hiểu các lĩnh vực nghề nghiệp trong xã hội, hướng nghiệp trong tương lai, bước đầu hình thành ý thức nghề nghiệp và tác phong lao động công nghiệp để tiếp tục tham gia vào học tập, phát triển năng lực nghề nghiệp có hiệu quả khi tham gia học tập trong các cơ sở đào tạo nghề.
Trả lời chất vấn tại Hội trường, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, vấn đề đào tạo nghề, học nghề và dạy nghề rất đáng quan tâm và cần nhận được sự ủng hộ của toàn xã hội. Cần đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục để mỗi gia đình, mỗi người thay đổi tâm lý không muốn học nghề, cố thi vào đại học. Thực tế cho thấy, mỗi kỳ thi có rất nhiều học sinh không đỗ đại học, tỷ lệ trượt đại học cao hơn trất nhiều so với tỷ lệ đỗ đại học, vì vậy vai trò của các trường dạy nghề, của người thày dạy nghề cần được hết sức coi trọng. Chỉ khi được đào tạo tốt, có bài bản thì mới có thể có việc làm tốt, bền vững. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng thừa nhận, hiện nay năng lực dạy nghề cũng còn hạn chế, cần cố gắng hơn nữa.
Bộ trưởng cũng nhất trí với ý kiến chất vấn của đại biểu Quốc hội rằng, hiện nay không chỉ có tình trạng không muốn học nghề mà có cả tâm lý không muốn dạy nghề, và phân tích nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên. Đó là do ngoài tâm lý của mọi gia đình đều muốn con em mình đỗ đại học, có bằng cử nhân, thì ngay trong chế độ, chính sách còn có sự phân biệt đối xử, chẳng hạn, nếu thày dạy trong trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp thì được gọi là giảng viên, nhưng nếu cũng là người thày đó đứng trên bục giảng của trường dạy nghề thì không được gọi là giảng viên, và điều đó sẽ làm cho người thày dạy nghề bị thiệt thòi khi thực hiện các chính sách của Nhà nước. Chúng ta cần tôn vinh những người thày đang truyền cho người lao động những kỹ năng nghề nghiệp, mà đội ngũ này là đa số người lao động chứ không phải một bộ phận nhỏ. Trong xã hội “thày ít, thợ nhiều”, do đó những người thày dạy nghề cần được xã hội tôn vinh, thừa nhận. Cần sửa đổi chế độ đối với người học nghề và giáo viên dạy nghề. Cần đầu tư hơn nữa cho sự nghiệp dạy nghề.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, sự thiếu công bằng này cần được quan tâm khi sửa Luật Giáo dục trong thời gian sắp tới./.
Các nhóm vấn đề sẽ được chất vấn tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XII  (10/06/2009)
Hãy viết về Thăng Long - Hà Nội với tất cả tình cảm, trí tuệ, tài năng và tâm huyết  (10/06/2009)
Thông cáo số 17 kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XII  (10/06/2009)
Bế mạc Đại hội Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế lần thứ 17  (10/06/2009)
Dự thảo Luật Bảo vệ người tiêu dùng  (10/06/2009)
Suy thoái kinh tế toàn cầu có dấu hiệu giảm nhẹ  (10/06/2009)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay