Tọa đàm khoa học “Giải quyết tốt mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị”
Toàn cảnh buổi tọa đàm. |
TCCSĐT - Thực hiện Chỉ thị số 01-CT/TW, ngày 17-3-2011 của Bộ Chính trị về học tập, quán triệt và triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng XI, sáng 10-5, tại Hà Nội, Tạp chí Cộng sản tổ chức Tọa đàm khoa học “Giải quyết tốt mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị”. PGS.TS Vũ Văn Phúc - Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản chủ trì Tọa đàm.
Tham gia Tọa đàm có các nhà khoa học, các chuyên gia ở các trường, Viện nghiên cứu tại Hà Nội.
Phát biểu đề dẫn, PGS, TS Vũ Văn Phúc nhấn mạnh: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã xác định rõ mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là: “xây dựng được về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”. Cương lĩnh cũng nêu 8 phương hướng cơ bản để thực hiện thành công mục tiêu này, trong quá trình thực hiện các phương hướng đó phải đặc biệt chú trọng nắm vững và giải quyết tốt các mối quan hệ lớn, trong đó có quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị. Chính vì vậy, Tạp chí Cộng sản, cơ quan lý luận và chính trị của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm khoa học “Giải quyết tốt mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị”, đây là một trong những mối quan hệ cơ bản, cốt lõi trong tiến trình xây dựng xã hội mới.
PGS, TS Vũ Văn Phúc cũng phân tích thực chất đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; yêu cầu tất yếu phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị và sự sáng tạo của Đảng ta trong quá trình giải quyết mối quan hệ này...
Tọa đàm tập trung vào một số vấn đề:
Một là, nội dung cơ bản của mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị.
Hai là, công tác tuyên truyền đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện phối kết hợp hài hòa giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị.
Ba là, lực lượng thực hiện và tham gia thúc đẩy, giải quyết tốt mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị chính là cả hệ thống chính trị và người dân.
Bốn là, về nguyên tắc, đổi mới phải toàn diện, đồng bộ, nhưng cần xác định trọng tâm, khâu đột phá.
Năm là, về cơ chế giải quyết phải tôn trọng tính biện chứng của mối quan hệ kinh tế và chính trị.
Sáu là, hiệu quả giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị là ở sự tăng trưởng, phát triển bền vững và tiến bộ, công bằng xã hội, cuộc sống người dân được cải thiện và giàu có hơn, đất nước mạnh hơn.
GS.TS Dương Xuân Ngọc - nguyên Phó Giám đốc Học viện Báo chí - Tuyên truyền, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đặt vấn đề để giải quyết tốt mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị trước hết phải nhận diện rõ các khái niệm kinh tế và chính trị dưới các góc độ cả khoa học và thực tiễn. PGS.TS khẳng định: kinh tế và chính trị phải có sự phối hợp mới tạo tiền đề cho sự phát triển và đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện thể chế chính trị tương thích với sự phát triển và đổi mới kinh tế.
GS.TS Dương Phú Hiệp, nguyên Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương cũng cho rằng: kinh tế và chính trị có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, trong đó chính trị vừa thúc đẩy, vừa kìm hãm sự phát triển, đổi mới kinh tế. GS cho rằng về kinh tế Việt Nam đã đạt được 4 thành tựu: đã chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đã chuyển từ đơn thành phần sở hữu sang đa thành phần sở hữu kinh tế; đã chuyển từ công nghiệp hóa ưu tiên công nghiệp nặng sang công nghiệp hóa gắn với kinh tế thị trường, kinh tế tri thức...; đã chuyển từ nền kinh tế chưa thực sự mở cửa sang nền kinh tế hội nhập với kinh tế quốc tế. Về chính trị, GS cũng nhấn mạnh đến những kết quả từ chủ trương tự đổi mới của Đảng. Từ những căn cứ này, GS cho rằng để giải quyết tốt mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta hiện nay, cần giải quyết một số vấn đề cơ bản, trong đó phải khắc phục những tồn đọng về tổ chức bộ máy nhà nước, về cách thức quản lý, điều hành, tình trạng tham nhũng, lãng phí... Đổi mới chính trị phải trên cơ sở tôn trọng các quy luật chung, phải bảo đảm các yêu cầu đổi mới kinh tế, phải nắm được luật pháp quốc tế... PGS.TS Phạm Văn Đức, Viện trưởng Viện Văn hóa phát triển, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng để giải quyết mối tốt quan hệ này trước hết phải xây dựng một nền kinh tế minh bạch.
Kết luận Tọa đàm, PGS.TS Vũ Văn Phúc cho rằng việc đánh giá đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, việc giải quyết tốt mối quan hệ này ở nước ta đến nay vẫn là bài toán khó. Mỗi ý kiến của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia sẽ là những nguồn tư liệu, tài liệu quan trọng góp phần vào việc tìm ra những biện pháp hiệu quả nhằm giải quyết tốt mối quan hệ này./.
Các hoạt động ngày môi trường thế giới, tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam  (10/05/2011)
Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri Hà Nội  (10/05/2011)
Ý nghĩa lớn của thất bại nhỏ  (10/05/2011)
Lịch sử không thể tô hồng hoặc bôi đen  (10/05/2011)
Hội đồng bảo an Liên hợp quốc bế tắc về giải pháp cho Li-bi  (10/05/2011)
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên