Chủ tịch Quốc hội bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Pháp
Đón Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam tại sân bay có: Đại sứ Việt Nam tại Pháp Nguyễn Thiệp; Đại sứ Việt Nam tại Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) Trần Thị Hoàng Mai; đại diện Hội người Việt Nam tại Pháp và cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp. Về phía Pháp có: Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Pháp -Việt Stéphanie Đỗ; Đại sứ Pháp tại Việt Nam Bertrand Lortholary; lãnh đạo Vụ Đối ngoại và Lễ tân, Ban Thư ký Quốc hội Pháp.
Tham gia đoàn công tác có các Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến; Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định; Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí; Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa; Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Long Trần Văn Rón; Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên Trần Văn Sơn; Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung.
Chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân diễn ra trong bối cảnh năm 2019 hai nước tổ chức Kỳ họp lần thứ 11 Hội nghị hợp tác giữa các địa phương và kỷ niệm 100 năm ngày Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đưa ra bản yêu sách của người dân An Nam trước Hội nghị Versailles. Các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước có ý nghĩa then chốt, thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác song phương trên tất cả các lĩnh vực, đưa quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp đi vào thực chất.
Đây là chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam sau 11 năm. Chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng, nhằm củng cố và tăng cường quan hệ đối tác chiến lược với Pháp, triển khai kết quả chuyến thăm Pháp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và cụ thể hóa Tuyên bố chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước về hợp tác nghị viện; đồng thời là dấu mốc mới trong việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam với Nghị viện Cộng hòa Pháp.
*Sáng 31-3 theo giờ Pháp (chiều cùng ngày theo giờ Việt Nam), nhân chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã tới dâng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, trồng cây lưu niệm và thăm Không gian Hồ Chí Minh tại Công viên Montreau, thành phố Montreuil.
Cùng đi với Chủ tịch Quốc hội và Đoàn có Thị trưởng thành phố Montreuil Patrice Bessac và các lãnh đạo thành phố và cựu Thị trưởng Patrice Jean-Pierre Brard, người có vai trò quan trọng trong việc phục dựng Không gian Hồ Chí Minh.
Ghi lưu bút tại Không gian Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Quốc hội viết: “Đến thăm Không gian Hồ Chí Minh tại Công viên Montreau, Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam rất xúc động, cảm nhận được những gian khổ Bác đã trải qua trên con đường cứu nước. Cảm ơn chính quyền thành phố Montreuil đã dành một không gian để lưu giữ những tư liệu, hiện vật của Người. Nhân dân Việt Nam quyết tâm đoàn kết một lòng xây dựng đất nước to đẹp, đàng hoàng như Bác hằng mong muốn”.
Thị trưởng Patrice Bessac đã giới thiệu về những kỷ vật, tư liệu trong Không gian Hồ Chí Minh, cho biết đây là những kỷ vật vô cùng quan trọng, vô cùng quý giá của thành phố. Tại đây, chính quyền thành phố Montreuil đã từng có những cuộc họp thể hiện tình đoàn kết với nhân dân Việt Nam trong đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước…
Không gian Hồ Chí Minh được khánh thành ngày 19-5-2000 nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Người. Đây là một địa điểm tham quan ngoại giao và là nơi trưng bày thường trực duy nhất trong Bảo tàng lịch sử đương đại.
Năm 1987, khi tòa nhà tại ngõ Compoint, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm thợ ảnh với cái tên Nguyễn Ái Quốc từ ngày 14-7-1921 đến tháng 6-1923 bị tháo dỡ, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp đã đề nghị thành phố Montreuil lưu giữ những di vật thuộc căn phòng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những di vật này sau đó đã được thu thập lại năm 1988 và được trưng bày cho tới năm 1995 tại Bảo tàng lịch sử đương đại.
Được phục dựng năm 2000, căn phòng trưng bày cánh cửa và tấm biển nhà số 9, chiếc lavabo và tấm ván lát sàn, tấm thẻ nghề, thẻ Đảng viên Đảng cộng sản Pháp của Bác. Trên tường hành lang dẫn đến căn phòng treo một vài tấm ảnh, một số trang nhất các báo, những bức thư mà Bác Hồ viết gửi các đảng viên Đảng Cộng sản Pháp như Jacques Duclos, Maurice Thorez, Etienne Fajon. Trong cuốn sổ vàng lưu niệm, những bút tích của du khách tham quan được ghi bằng nhiều thứ tiếng…
Những hiện vật và hình ảnh thiêng liêng về Chủ tịch Hồ Chí Minh được trân trọng lưu giữ tại Không gian Hồ Chí Minh nói lên một giai đoạn trong đời hoạt động cách mạng của Người, khuyến khích các thế hệ hôm nay và mai sau ra sức hoạt động vì tình đoàn kết, hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc, vì một cuộc sống hạnh phúc, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển bền vững và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới”.
* Tiếp tục chương trình thăm chính thức Cộng hòa Pháp, chiều 31/3 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Paris, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Ban Chấp hành Liên hiệp Các hội người Việt Nam tại châu Âu, do ông Hoàng Đình Thắng, Chủ tịch Liên hiệp làm trưởng đoàn./.
Vụ nữ sinh bị đánh hội đồng: Cách chức Ban Giám hiệu, chi ủy trường  (31/03/2019)
5 đột phá quan trọng trong Tổng điều tra dân số và nhà ở 2019  (31/03/2019)
EU khẳng định sẵn sàng cho Brexit "không thỏa thuận"  (31/03/2019)
Tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Pháp  (31/03/2019)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên