Các chỉ đạo, điều hành nổi bật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 13-3-2019
23:45, ngày 13-03-2019
TCCSĐT - Tăng cường giải pháp nhằm bảo đảm an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân; Phân công chuẩn bị nội dung họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội… là những chỉ đạo, điều hành nổi bật trong ngày của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng chỉ thị củng cố vững chắc hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân
Thủ tướng Chính phủ vừa ra chỉ thị tăng cường giải pháp nhằm bảo đảm an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân. Chỉ thị nêu rõ thời gian qua, vẫn còn một số Quỹ Tín dụng nhân dân hoạt động yếu kém, có biểu hiện xa rời tôn chỉ và mục đích hoạt động, vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến ổn định chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn và an toàn hoạt động của Quỹ Tín dụng nhân dân. Hành lang pháp lý cho hoạt động của Quỹ Tín dụng nhân dân còn thiếu và chưa đồng bộ. Ở một số nơi, chính quyền địa phương các cấp còn thiếu sự quan tâm phối hợp trong công tác quản lý nhà nước, xử lý kịp thời sai phạm.
Để khắc phục tình trạng trên, bảo đảm cho hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân hoạt động ổn định, an toàn và phát triển bền vững, đúng mục tiêu, đúng tính chất, đúng nguyên tắc của loại hình tổ chức tín dụng hợp tác, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung thực hiện thành công nhiệm vụ cơ cấu lại hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân theo Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020” ban hành kèm theo Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19-7-2017 của Thủ tướng Chính phủ theo định hướng “Tiếp tục chấn chỉnh, củng cố và nâng cao mức độ an toàn, hiệu quả của Quỹ Tín dụng nhân dân hiện có đi đôi với mở rộng vững chắc các Quỹ Tín dụng nhân dân mới ở khu vực nông thôn; phạm vi hoạt động chủ yếu của Quỹ Tín dụng nhân dân là huy động vốn và cho vay các thành viên trên địa bàn, đặc biệt là khu vực nông thôn nhằm huy động các nguồn lực tại chỗ để góp phần phát triển kinh tế địa phương, xóa đói, giảm nghèo và đẩy lùi cho vay nặng lãi; bảo đảm Quỹ Tín dụng nhân dân hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động và nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên”.
Đồng thời, nâng cao năng lực, trình độ, đặc biệt là ý thức chấp hành pháp luật của đội ngũ cán bộ quản trị, điều hành Quỹ Tín dụng nhân dân; phát huy vai trò, trách nhiệm kiểm soát, kiểm toán nội bộ của Quỹ Tín dụng nhân dân; đảm bảo Quỹ Tín dụng nhân dân hoạt động an toàn, hiệu quả, theo đúng tôn chỉ, mục đích, nguyên tắc hoạt động và quy định của pháp luật; tăng cường vai trò, trách nhiệm, công tác phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm ngăn ngừa, hạn chế, và kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; tập trung xử lý dứt điểm các Quỹ Tín dụng nhân dân yếu kém nhằm giữ vững ổn định chính trị, trật tự xã hội và an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng; nghiên cứu, hoàn thiện cơ sở pháp lý đối với hoạt động của Quỹ Tín dụng nhân dân, cơ chế xử lý đối với Quỹ Tín dụng nhân dân yếu kém.
Tăng cường, chủ động tuyên truyền chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước về hoạt động Quỹ Tín dụng nhân dân, tạo điều kiện để người dân và thành viên Quỹ Tín dụng nhân dân nâng cao hiểu biết, tích cực tham gia quản lý và giám sát hoạt động của các Quỹ Tín dụng nhân dân; phát huy vai trò Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam trong việc liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính và xử lý khó khăn của các Quỹ Tín dụng nhân dân, tăng cường vai trò tham gia, hỗ trợ chức năng kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các Quỹ Tín dụng nhân dân.
Để đạt được những mục tiêu trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, quy định về an toàn hoạt động, quản lý, điều hành, quản trị rủi ro và các quy định khác đối với hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân phù hợp với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng; đổi mới cơ chế quản lý hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân theo hướng phân cấp theo quy mô tài sản, điều kiện quản trị rủi ro và năng lực cán bộ. Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Củng cố và phát triển hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.
Tập trung xử lý theo thẩm quyền các Quỹ Tín dụng nhân dân yếu kém bằng các hình thức sáp nhập, hợp nhất, giải thể hoặc bằng một số biện pháp khác theo đúng quy định của pháp luật, trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống, đảm bảo an ninh, trật tự tại địa phương; nâng cao vai trò quản lý nhà nước, tăng cường công tác thanh tra, giám sát, kiểm tra ở cấp trung ương và địa phương về hoạt động tín dụng, cấp phép hoạt động, tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu của các Quỹ Tín dụng nhân dân, xử lý các Quỹ Tín dụng nhân dân yếu kém hiện nay.
Đồng thời, tăng cường vai trò và giao nhiệm vụ Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam và Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam trong việc phối hợp tham gia, hỗ trợ chức năng kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với các Quỹ Tín dụng nhân dân; thực hiện tốt vai trò trách nhiệm đầu mối liên kết hệ thống của Ngân hàng Hợp tác xã trong điều hòa vốn, hỗ trợ cho vay đối với Quỹ Tín dụng nhân dân gặp khó khăn về tài chính, thanh khoản; tích cực tham gia xử lý các Quỹ Tín dụng nhân dân yếu kém hoặc có dấu hiệu mất an toàn trong hoạt động; nghiên cứu đề xuất việc sửa đổi Luật Bảo hiểm Tiền gửi để sử dụng nguồn tiền kết dư phí bảo hiểm tiền gửi để xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém.
Rà soát, đánh giá, phân loại các Quỹ Tín dụng nhân dân để có các biện pháp xử lý phù hợp đối với các Quỹ Tín dụng nhân dân yếu kém theo Đề án củng cố và phát triển Quỹ Tín dụng nhân dân đến 2020 và định hướng đến 2030.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan nghiên cứu, sửa đổi theo thẩm quyền các quy định (về chế độ tài chính, trích lập dự phòng rủi ro,...) để tạo điều kiện cho các tổ chức (Tổ chức tín dụng, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam,...) tham gia xử lý Quỹ Tín dụng nhân dân yếu kém; nghiên cứu đề xuất việc ban hành, sửa đổi các chính sách về thuế để khuyến khích phát triển Quỹ Tín dụng nhân dân tại vùng nông thôn, vùng khó khăn theo định hướng, giải pháp đã quy định tại Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020".
Bộ Công an tích cực, chủ động phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và chính quyền địa phương trong việc xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật trong hoạt động của các Quỹ Tín dụng nhân dân; duy trì an ninh, trật tự trên địa bàn, góp phần đảm bảo trật tự, an toàn xã hội; chỉ đạo công an địa phương hỗ trợ, phối hợp với cơ quan chức năng trong việc thu hồi vốn, tài sản của các Quỹ Tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tích cực, chủ động phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc giám sát, hỗ trợ Quỹ Tín dụng nhân dân trên địa bàn; tăng cường, chủ động công tác tuyên truyền, ổn định tâm lý người dân, đảm bảo tình hình an ninh trật tự trên địa bàn khi có vấn đề nảy sinh; đấu tranh với các thông tin sai lệch gây tâm lý hoang mang, ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân.
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo chính quyền các cấp quận, huyện, phường, xã tăng cường quản lý nhà nước về cán bộ nhân sự làm việc tại các Quỹ Tín dụng nhân dân, ngăn ngừa các vi phạm, rủi ro đạo đức; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố tăng cường quản lý hoạt động của Quỹ Tín dụng nhân dân đảm bảo ổn định, lành mạnh phù hợp quy định pháp luật và định hướng phát triển chung của hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân; quan tâm, hỗ trợ cơ sở vật chất, trụ sở làm việc cho Quỹ Tín dụng nhân dân nhằm đảm bảo Quỹ Tín dụng nhân dân hoạt động ổn định, an toàn.
Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam và các Quỹ Tín dụng nhân dân thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật trong hoạt động huy động và cho vay; tăng cường quản lý và giáo dục đạo đức cán bộ, ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động; tích cực triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp xử lý nợ xấu như đôn đốc thu hồi nợ, bán, xử lý nợ, xử lý tài sản đảm bảo, sử dụng dự phòng và các biện pháp khác theo quy định để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu...
Phân công chuẩn bị nội dung họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về chuẩn bị phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện nghiêm các quy định về thời hạn trình, hồ sơ tài liệu, báo cáo phục vụ các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Khẩn trương chuẩn bị các nội dung Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 33 (tháng 4-2019).
Đối với 5 nội dung đã đưa ra khỏi Chương trình phiên họp thứ 32 (tháng 3-2019), Thủ tướng yêu cầu các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ cần sớm hoàn thiện hồ sơ tài liệu bảo đảm đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, đưa vào Chương trình phiên họp thứ 33: a- Dự án Bộ Luật Lao động (sửa đổi); b- Dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi); c- Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương; d- Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; đ- Danh mục dự án sử dụng dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 nguồn ngân sách Trung ương.
Tập trung nguồn lực xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung nguồn lực triển khai xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh và phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ trong việc tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia, bảo đảm đúng tiến độ.
Thủ tướng Chính phủ vừa ra chỉ thị tăng cường giải pháp nhằm bảo đảm an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân. Chỉ thị nêu rõ thời gian qua, vẫn còn một số Quỹ Tín dụng nhân dân hoạt động yếu kém, có biểu hiện xa rời tôn chỉ và mục đích hoạt động, vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến ổn định chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn và an toàn hoạt động của Quỹ Tín dụng nhân dân. Hành lang pháp lý cho hoạt động của Quỹ Tín dụng nhân dân còn thiếu và chưa đồng bộ. Ở một số nơi, chính quyền địa phương các cấp còn thiếu sự quan tâm phối hợp trong công tác quản lý nhà nước, xử lý kịp thời sai phạm.
Để khắc phục tình trạng trên, bảo đảm cho hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân hoạt động ổn định, an toàn và phát triển bền vững, đúng mục tiêu, đúng tính chất, đúng nguyên tắc của loại hình tổ chức tín dụng hợp tác, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung thực hiện thành công nhiệm vụ cơ cấu lại hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân theo Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020” ban hành kèm theo Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19-7-2017 của Thủ tướng Chính phủ theo định hướng “Tiếp tục chấn chỉnh, củng cố và nâng cao mức độ an toàn, hiệu quả của Quỹ Tín dụng nhân dân hiện có đi đôi với mở rộng vững chắc các Quỹ Tín dụng nhân dân mới ở khu vực nông thôn; phạm vi hoạt động chủ yếu của Quỹ Tín dụng nhân dân là huy động vốn và cho vay các thành viên trên địa bàn, đặc biệt là khu vực nông thôn nhằm huy động các nguồn lực tại chỗ để góp phần phát triển kinh tế địa phương, xóa đói, giảm nghèo và đẩy lùi cho vay nặng lãi; bảo đảm Quỹ Tín dụng nhân dân hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động và nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên”.
Đồng thời, nâng cao năng lực, trình độ, đặc biệt là ý thức chấp hành pháp luật của đội ngũ cán bộ quản trị, điều hành Quỹ Tín dụng nhân dân; phát huy vai trò, trách nhiệm kiểm soát, kiểm toán nội bộ của Quỹ Tín dụng nhân dân; đảm bảo Quỹ Tín dụng nhân dân hoạt động an toàn, hiệu quả, theo đúng tôn chỉ, mục đích, nguyên tắc hoạt động và quy định của pháp luật; tăng cường vai trò, trách nhiệm, công tác phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm ngăn ngừa, hạn chế, và kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; tập trung xử lý dứt điểm các Quỹ Tín dụng nhân dân yếu kém nhằm giữ vững ổn định chính trị, trật tự xã hội và an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng; nghiên cứu, hoàn thiện cơ sở pháp lý đối với hoạt động của Quỹ Tín dụng nhân dân, cơ chế xử lý đối với Quỹ Tín dụng nhân dân yếu kém.
Tăng cường, chủ động tuyên truyền chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước về hoạt động Quỹ Tín dụng nhân dân, tạo điều kiện để người dân và thành viên Quỹ Tín dụng nhân dân nâng cao hiểu biết, tích cực tham gia quản lý và giám sát hoạt động của các Quỹ Tín dụng nhân dân; phát huy vai trò Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam trong việc liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính và xử lý khó khăn của các Quỹ Tín dụng nhân dân, tăng cường vai trò tham gia, hỗ trợ chức năng kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các Quỹ Tín dụng nhân dân.
Để đạt được những mục tiêu trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, quy định về an toàn hoạt động, quản lý, điều hành, quản trị rủi ro và các quy định khác đối với hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân phù hợp với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng; đổi mới cơ chế quản lý hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân theo hướng phân cấp theo quy mô tài sản, điều kiện quản trị rủi ro và năng lực cán bộ. Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Củng cố và phát triển hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.
Tập trung xử lý theo thẩm quyền các Quỹ Tín dụng nhân dân yếu kém bằng các hình thức sáp nhập, hợp nhất, giải thể hoặc bằng một số biện pháp khác theo đúng quy định của pháp luật, trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống, đảm bảo an ninh, trật tự tại địa phương; nâng cao vai trò quản lý nhà nước, tăng cường công tác thanh tra, giám sát, kiểm tra ở cấp trung ương và địa phương về hoạt động tín dụng, cấp phép hoạt động, tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu của các Quỹ Tín dụng nhân dân, xử lý các Quỹ Tín dụng nhân dân yếu kém hiện nay.
Đồng thời, tăng cường vai trò và giao nhiệm vụ Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam và Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam trong việc phối hợp tham gia, hỗ trợ chức năng kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với các Quỹ Tín dụng nhân dân; thực hiện tốt vai trò trách nhiệm đầu mối liên kết hệ thống của Ngân hàng Hợp tác xã trong điều hòa vốn, hỗ trợ cho vay đối với Quỹ Tín dụng nhân dân gặp khó khăn về tài chính, thanh khoản; tích cực tham gia xử lý các Quỹ Tín dụng nhân dân yếu kém hoặc có dấu hiệu mất an toàn trong hoạt động; nghiên cứu đề xuất việc sửa đổi Luật Bảo hiểm Tiền gửi để sử dụng nguồn tiền kết dư phí bảo hiểm tiền gửi để xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém.
Rà soát, đánh giá, phân loại các Quỹ Tín dụng nhân dân để có các biện pháp xử lý phù hợp đối với các Quỹ Tín dụng nhân dân yếu kém theo Đề án củng cố và phát triển Quỹ Tín dụng nhân dân đến 2020 và định hướng đến 2030.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan nghiên cứu, sửa đổi theo thẩm quyền các quy định (về chế độ tài chính, trích lập dự phòng rủi ro,...) để tạo điều kiện cho các tổ chức (Tổ chức tín dụng, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam,...) tham gia xử lý Quỹ Tín dụng nhân dân yếu kém; nghiên cứu đề xuất việc ban hành, sửa đổi các chính sách về thuế để khuyến khích phát triển Quỹ Tín dụng nhân dân tại vùng nông thôn, vùng khó khăn theo định hướng, giải pháp đã quy định tại Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020".
Bộ Công an tích cực, chủ động phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và chính quyền địa phương trong việc xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật trong hoạt động của các Quỹ Tín dụng nhân dân; duy trì an ninh, trật tự trên địa bàn, góp phần đảm bảo trật tự, an toàn xã hội; chỉ đạo công an địa phương hỗ trợ, phối hợp với cơ quan chức năng trong việc thu hồi vốn, tài sản của các Quỹ Tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tích cực, chủ động phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc giám sát, hỗ trợ Quỹ Tín dụng nhân dân trên địa bàn; tăng cường, chủ động công tác tuyên truyền, ổn định tâm lý người dân, đảm bảo tình hình an ninh trật tự trên địa bàn khi có vấn đề nảy sinh; đấu tranh với các thông tin sai lệch gây tâm lý hoang mang, ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân.
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo chính quyền các cấp quận, huyện, phường, xã tăng cường quản lý nhà nước về cán bộ nhân sự làm việc tại các Quỹ Tín dụng nhân dân, ngăn ngừa các vi phạm, rủi ro đạo đức; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố tăng cường quản lý hoạt động của Quỹ Tín dụng nhân dân đảm bảo ổn định, lành mạnh phù hợp quy định pháp luật và định hướng phát triển chung của hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân; quan tâm, hỗ trợ cơ sở vật chất, trụ sở làm việc cho Quỹ Tín dụng nhân dân nhằm đảm bảo Quỹ Tín dụng nhân dân hoạt động ổn định, an toàn.
Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam và các Quỹ Tín dụng nhân dân thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật trong hoạt động huy động và cho vay; tăng cường quản lý và giáo dục đạo đức cán bộ, ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động; tích cực triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp xử lý nợ xấu như đôn đốc thu hồi nợ, bán, xử lý nợ, xử lý tài sản đảm bảo, sử dụng dự phòng và các biện pháp khác theo quy định để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu...
Phân công chuẩn bị nội dung họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về chuẩn bị phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện nghiêm các quy định về thời hạn trình, hồ sơ tài liệu, báo cáo phục vụ các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Khẩn trương chuẩn bị các nội dung Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 33 (tháng 4-2019).
Đối với 5 nội dung đã đưa ra khỏi Chương trình phiên họp thứ 32 (tháng 3-2019), Thủ tướng yêu cầu các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ cần sớm hoàn thiện hồ sơ tài liệu bảo đảm đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, đưa vào Chương trình phiên họp thứ 33: a- Dự án Bộ Luật Lao động (sửa đổi); b- Dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi); c- Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương; d- Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; đ- Danh mục dự án sử dụng dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 nguồn ngân sách Trung ương.
Tập trung nguồn lực xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung nguồn lực triển khai xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh và phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ trong việc tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia, bảo đảm đúng tiến độ.
Đây là nội dung tại Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về Đề án Cổng dịch vụ công quốc gia.
Thông báo nêu rõ, Thủ tướng Chính phủ nhất trí với các đề xuất, kiến nghị của Văn phòng Chính phủ về Đề án Cổng dịch vụ công quốc gia nêu tại Báo cáo số 1734/BC-VPCP ngày 03-3-2019. Chủ trương thiết lập Cổng dịch vụ công quốc gia tại một địa chỉ duy nhất trên mạng điện tử để thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp được Chính phủ xác định là một trong những giải pháp đúng đắn để thúc đẩy việc thực hiện các dịch vụ công trực tuyến và đã được chỉ đạo tại Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14-10-2015 về Chính phủ điện tử. Tuy nhiên, đến nay việc triển khai Cổng dịch vụ công quốc gia là chậm so với chỉ đạo của Chính phủ.
Việc triển khai Cổng dịch vụ công quốc gia là vấn đề khó, phức tạp. Thủ tướng Chính phủ biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của Văn phòng Chính phủ trong thời gian qua đã chủ động, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan có liên quan, chuyên gia trong nước và quốc tế xây dựng Đề án này.
Cổng dịch vụ công quốc gia là hệ thống quan trọng, kết nối với toàn bộ quy trình hoạt động của các cơ quan nhà nước trong thực hiện các dịch vụ công, chứa nhiều thông tin, dữ liệu và ảnh hưởng đến các hoạt động giao dịch của người dân, doanh nghiệp. Do vậy, cần đặc biệt chú ý đến vấn đề an ninh, an toàn thông tin của hệ thống và tính chính xác, an toàn trong các giao dịch điện tử. Văn phòng Chính phủ cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Cơ yếu Chính phủ trong việc bảo đảm an ninh, an toàn thông tin của hệ thống.
Đối với giải pháp xác thực định danh trên Cổng dịch vụ công quốc gia, cần bảo đảm tính chính xác, an toàn, trước hết đồng ý sử dụng giải pháp xác thực định danh qua mã số bảo hiểm xã hội, mã số thuế, mã số doanh nghiệp và định danh di động tích hợp chữ ký số. Sau khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống căn cước điện tử được triển khai sẽ bổ sung giải pháp xác thực qua thẻ căn cước điện tử.
Nhất trí phát triển Trục liên thông văn bản quốc gia làm nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu dịch vụ công. Trong Đề án giải pháp tích hợp, kết nối, chia sẻ dữ liệu và tái cấu trúc hạ tầng công nghệ thông tin, Văn phòng Chính phủ cần làm rõ phạm vi, yêu cầu kỹ thuật, mức độ bảo đảm an toàn thông tin của Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu này.
Các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Công an, Văn phòng Chính phủ khẩn trương xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về kết nối, chia sẻ dữ liệu; bảo vệ dữ liệu cá nhân; định danh, xác thực điện tử; thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; quy chế vận hành Cổng dịch vụ công quốc gia để bảo đảm hành lang pháp lý cho hoạt động của Cổng dịch vụ công quốc gia và các giao dịch điện tử.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung nguồn lực triển khai xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh và phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ trong việc tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia, bảo đảm đúng tiến độ theo quy định tại Quyết định số 985/QĐ-TTg ngày 08-8-2018 ban hành Kế hoạch triển khai Nghị định số 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
Văn phòng Chính phủ phối hợp với một số bộ, ngành, địa phương vận hành thí điểm Cổng dịch vụ công quốc gia theo lộ trình trước khi triển khai trên toàn quốc./.
Thông báo nêu rõ, Thủ tướng Chính phủ nhất trí với các đề xuất, kiến nghị của Văn phòng Chính phủ về Đề án Cổng dịch vụ công quốc gia nêu tại Báo cáo số 1734/BC-VPCP ngày 03-3-2019. Chủ trương thiết lập Cổng dịch vụ công quốc gia tại một địa chỉ duy nhất trên mạng điện tử để thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp được Chính phủ xác định là một trong những giải pháp đúng đắn để thúc đẩy việc thực hiện các dịch vụ công trực tuyến và đã được chỉ đạo tại Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14-10-2015 về Chính phủ điện tử. Tuy nhiên, đến nay việc triển khai Cổng dịch vụ công quốc gia là chậm so với chỉ đạo của Chính phủ.
Việc triển khai Cổng dịch vụ công quốc gia là vấn đề khó, phức tạp. Thủ tướng Chính phủ biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của Văn phòng Chính phủ trong thời gian qua đã chủ động, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan có liên quan, chuyên gia trong nước và quốc tế xây dựng Đề án này.
Cổng dịch vụ công quốc gia là hệ thống quan trọng, kết nối với toàn bộ quy trình hoạt động của các cơ quan nhà nước trong thực hiện các dịch vụ công, chứa nhiều thông tin, dữ liệu và ảnh hưởng đến các hoạt động giao dịch của người dân, doanh nghiệp. Do vậy, cần đặc biệt chú ý đến vấn đề an ninh, an toàn thông tin của hệ thống và tính chính xác, an toàn trong các giao dịch điện tử. Văn phòng Chính phủ cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Cơ yếu Chính phủ trong việc bảo đảm an ninh, an toàn thông tin của hệ thống.
Đối với giải pháp xác thực định danh trên Cổng dịch vụ công quốc gia, cần bảo đảm tính chính xác, an toàn, trước hết đồng ý sử dụng giải pháp xác thực định danh qua mã số bảo hiểm xã hội, mã số thuế, mã số doanh nghiệp và định danh di động tích hợp chữ ký số. Sau khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống căn cước điện tử được triển khai sẽ bổ sung giải pháp xác thực qua thẻ căn cước điện tử.
Nhất trí phát triển Trục liên thông văn bản quốc gia làm nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu dịch vụ công. Trong Đề án giải pháp tích hợp, kết nối, chia sẻ dữ liệu và tái cấu trúc hạ tầng công nghệ thông tin, Văn phòng Chính phủ cần làm rõ phạm vi, yêu cầu kỹ thuật, mức độ bảo đảm an toàn thông tin của Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu này.
Các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Công an, Văn phòng Chính phủ khẩn trương xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về kết nối, chia sẻ dữ liệu; bảo vệ dữ liệu cá nhân; định danh, xác thực điện tử; thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; quy chế vận hành Cổng dịch vụ công quốc gia để bảo đảm hành lang pháp lý cho hoạt động của Cổng dịch vụ công quốc gia và các giao dịch điện tử.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung nguồn lực triển khai xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh và phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ trong việc tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia, bảo đảm đúng tiến độ theo quy định tại Quyết định số 985/QĐ-TTg ngày 08-8-2018 ban hành Kế hoạch triển khai Nghị định số 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
Văn phòng Chính phủ phối hợp với một số bộ, ngành, địa phương vận hành thí điểm Cổng dịch vụ công quốc gia theo lộ trình trước khi triển khai trên toàn quốc./.
Bế mạc Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (13/03/2019)
Quy định về chế độ kiểm tra, giám sát công tác cán bộ  (13/03/2019)
Vì một tuyến biên giới bình yên  (13/03/2019)
Đôi nét về bức tranh an ninh - chính trị thế giới năm 2018  (13/03/2019)
Tác động của văn hóa đến hoạt động truyền thông ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay  (13/03/2019)
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đón dòng dầu đầu tiên từ mỏ Cá Tầm  (13/03/2019)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm