Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình làm việc tại tỉnh Yên Bái về công tác phòng, chống tham nhũng
Chiều 04-01, tại Yên Bái, đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã làm việc với Tỉnh ủy Yên Bái kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn.
Tại buổi làm việc, đồng chí Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh báo cáo kết quả công tác phòng, chống tham nhũng của tỉnh năm 2018.
Phát biểu tại cuộc làm việc, đồng chí Trương Hòa Bình nêu rõ: Đây là hoạt động kiểm tra thường xuyên của Thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đối với địa bàn được giao quản lý, chỉ đạo theo sự phân công của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo.
Theo đồng chí Trương Hòa Bình, thời gian gần đây, công tác phòng, chống tham nhũng đã được chỉ đạo quyết liệt, có bước tiến mạnh mẽ, đạt được kết quả toàn diện, rõ rệt, để lại dấu ấn tốt. Tham nhũng đang từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi, có chiều hướng thuyên giảm. Điều này đã tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân, được cộng đồng quốc tế ghi nhận.
Đồng chí Trương Hòa Bình nêu rõ, tình hình tham nhũng vẫn còn biểu hiện và diễn biến phức tạp. Tình trạng “tham nhũng vặt”, nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch vụ công vẫn xảy ra ở nhiều nơi, gây bức xúc cho người dân và doanh nghiệp. Công tác phòng, chống tham nhũng ở một số địa phương, bộ, ngành chưa có chuyển biến rõ rệt, công tác phát hiện, xử lý tham nhũng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Một số lĩnh vực như quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản, đấu thầu, mua sắm, quản lý tài sản công… còn để xảy ra tình trạng tham nhũng, lãng phí. Công tác tổ chức, cán bộ và quản lý cán bộ để phòng chống tham nhũng vẫn còn hạn chế. Một số bộ, ngành, địa phương còn tình trạng bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý nhiều trường hợp còn chưa đủ điều kiện, tiêu chuẩn, phẩm chất, năng lực, bố trí người thân vào vị trí việc làm hoặc để người thân kinh doanh vi phạm quy định về phòng, chống tham nhũng. Chưa kiên quyết điều chuyển, thay thế cán bộ khi có dư luận hoặc có biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, uy tín thấp. Số vụ việc, vụ án được phát hiện, xử lý chưa được phản ánh đúng thực trạng tham nhũng, nhất là công tác phát hiện, xử lý ở địa phương.
Đồng chí Trương Hòa Bình ghi nhận, tỉnh Yên Bái đã có sự tiến bộ qua từng năm trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là chỉ số cải cách hành chính, chỉ số năng lực cạnh tranh… Tỉnh cần tiếp tục cải thiện và nâng cao hơn nữa chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công.
Theo đồng chí Trương Hòa Bình, để làm tốt công tác phòng, chống tham nhũng ở địa phương thì trước hết phải là sự nỗ lực trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của cấp ủy, chính quyền, các cơ quan chức năng của địa phương. Hoạt động kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng là rất quan trọng và cần thiết nhưng không thể làm thay vai trò tổ chức thực hiện của các địa phương.
Đồng chí Trương Hòa Bình nhấn mạnh, thông qua việc kiểm tra này, Đoàn công tác sẽ cùng địa phương rà soát, đánh giá việc thực hiện, đánh giá tình hình, kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, phát huy ưu điểm, phát hiện những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, làm rõ nguyên nhân, có biện pháp chủ động chấn chỉnh, khắc phục hoặc kiến nghị với Ban Chỉ đạo Trung ương, Chính phủ để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác phòng, chống tham nhũng. Qua công tác thanh tra, kiểm tra tìm ra nguyên nhân của tồn tại, yếu kém, sơ hở trong quản lý để có giải pháp chấn chỉnh, khắc phục./.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi điện thăm hỏi vụ nổ khí ga tại Nga  (04/01/2019)
Tổng kết công tác một số ngành năm 2018  (04/01/2019)
Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng  (04/01/2019)
Ninh Bình phát huy vai trò của Đảng đoàn trong định hướng hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh: Thực tiễn và kinh nghiệm  (04/01/2019)
Nhiều vấn đề cần giải quyết dứt điểm  (04/01/2019)
Đừng quên sự trung thực  (04/01/2019)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên