Ngày 6-8, khai mạc Ðại hội lần thứ VIII Hội Nhà văn Việt Nam
Ngày 6-8, Ðại hội toàn thể lần thứ VIII Hội Nhà văn Việt Nam khai mạc tại Hà Nội. Ðến dự, có các đồng chí: Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Nguyễn Ðức Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị; Phùng Hữu Phú, Ủy viên Trung ương Ðảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương; Vũ Giáng Hương, Chủ tịch Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam; đại diện các cơ quan, ban, ngành ở Trung ương và Hà Nội, cùng hơn 600 hội viên Hội Nhà văn Việt Nam đến từ mọi miền đất nước.
Thay mặt Ban Chấp hành Hội Nhà văn khóa VII, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn, đã trình bày báo cáo kiểm điểm nhiệm kỳ 2005 - 2010 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển văn học nhiệm kỳ 2010 - 2015 có nhan đề Vì sự cường thịnh của đất nước, vì phẩm giá con người. Ðánh giá khái quát tình hình văn học trong thời gian từ Ðại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VII đến nay, theo báo cáo, trong các năm qua, các nhà văn hội viên tiếp tục "dấn thân, nhập cuộc" mà chủ đề quan trọng họ quan tâm là vấn đề đạo đức, là đấu tranh để hoàn thiện con người trong bối cảnh kinh tế thị trường. Các nhà văn đã quan tâm hơn đến yêu cầu kết tinh văn học, các vấn đề: trở về với lịch sử dân tộc, với hai cuộc kháng chiến vĩ đại, đi vào công cuộc đổi mới, đã trở thành ba lĩnh vực được thể hiện tập trung nhất. Trong tiến trình hội nhập, ý thức, tình cảm, mối quan tâm của nhà văn về truyền thống dân tộc ngày càng sâu sắc, khai thác dữ liệu lịch sử để sáng tạo tác phẩm, hoặc dựa trên giá trị dân tộc để đấu tranh chống lại cuộc xâm lăng văn hóa từ bên ngoài, phê phán xu hướng "giải thiêng", "hạ bệ thần tượng"... Xu hướng hiện đại hóa văn học diễn ra mạnh mẽ, thể hiện qua cố gắng tiếp cận một số tư tưởng tiên tiến của thời đại, các vấn đề có tầm nhân loại; không ngừng nâng cao tính chuyên nghiệp của nhà văn, cách tân hình thức, đổi mới nhịp điệu, bút pháp, ngôn ngữ, rút ngắn khoảng cách giữa tác phẩm với người đọc. Trong các năm qua, đã xuất hiện nhiều tác giả trẻ, tác phẩm của họ thể hiện rõ hơi thở, giọng điệu của cuộc sống hôm nay, có ý thức nói lên mối quan tâm của thế hệ trẻ với cách biểu cảm mới, và đã xuất hiện nhiều cây bút nhiều triển vọng. Trong năm năm qua, Hội Nhà văn đã có nhiều hoạt động thiết thực trong tổ chức các hoạt động trong từng lĩnh vực cụ thể, như thơ, văn xuôi và lý luận, phê bình. Các lĩnh vực này đã thu được nhiều kết quả. Từ các rung cảm mới, đã xuất hiện một số tìm tòi trong đổi mới hình thức của thơ, Ngày thơ Việt Nam được tổ chức hằng năm đã trở thành một mỹ tục trong sinh hoạt văn học. Một số tác phẩm văn xuôi, lý luận, phê bình văn học đã nhận được sự chú ý của công chúng. Báo cáo cũng đề cập tới các công tác của Hội Nhà văn như đầu tư chiều sâu, tổ chức các giải thưởng văn học, liên kết và xã hội hóa văn học, công tác hội viên, giao lưu văn học và công tác đối ngoại...
Báo cáo cũng chỉ rõ các hạn chế, thiếu sót của các lĩnh vực, như: khả năng xông xáo vào những vấn đề trung tâm của CNH, HÐH chưa mạnh mẽ, tác phẩm độc đáo, đột xuất làm chấn động dư luận chưa nhiều; tầm tư tưởng chưa cao, sức khái quát nghệ thuật còn thấp. Còn ít tác phẩm mang tính bứt phá và ghi dấu ấn của từng tác giả. Việc nhà văn "rút lui vào hình thức" là chạy trốn xã hội, làm tổn thương thiên chức nhà văn... Trong khi đó, lý luận, phê bình lại chưa bao quát được tình hình sáng tác. Những giá trị cần làm nổi bật thì lại dễ chìm đi, những cái nhất thời, chạy theo "mốt" lại được cường điệu quá đáng. Phê bình còn nặng về điểm sách. Tư tưởng phủ nhận quá khứ, "giải thiêng" một số giá trị dân tộc có những biến tướng tinh vi và đã bị dư luận phê phán. Bên cạnh đó là một số trào lưu văn học phương Tây được cổ xúy ồn ào. Nhìn chung lực lượng phê bình có được bổ sung nhưng còn phân tán...
Về phương hướng sắp tới, Ðại hội xác định, cần làm cho tiếng nói của nhà văn tham gia đầy trí tuệ vào những vấn đề hệ trọng của đất nước, tác động sâu xa đến từng ngõ ngách tâm hồn, bồi đắp không mệt mỏi cho việc hoàn thiện con người và xây dựng xã hội giàu nhân tính. Cần tập trung sức sáng tạo của toàn đội ngũ, phấn đấu để có nhiều tác phẩm hay. Hội Nhà văn chủ trương đổi mới toàn diện và mạnh mẽ hơn nữa đời sống văn học của đất nước, tạo ra một không gian rộng rãi, cởi mở cho lao động sáng tạo, khuyến khích mọi tìm tòi, thể nghiệm. Coi ứng xử với văn học là ứng xử với con người. Hội Nhà văn hoan nghênh các nhà văn trở lại với đề tài lịch sử và kháng chiến, và ưu tiên hàng đầu cho các đề tài hiện đại, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa về mặt kinh tế, dân chủ hóa về xã hội, văn hóa hóa về đời sống. Hội Nhà văn xác định phương châm: "Tất cả vì hội viên, cho hội viên" để nâng cao chất lượng hội viên, từ đó nâng cao chất lượng sáng tác và lý luận, phê bình. Báo cáo cũng đề cập việc củng cố, kiện toàn các cơ quan báo chí và xuất bản của Hội; củng cố Văn phòng và các cơ quan giúp việc Ban Chấp hành; mở rộng giao lưu văn hóa và quan hệ hợp tác với nước ngoài...
Thay mặt Ðảng và Nhà nước, đồng chí Trương Tấn Sang trao tặng Ðại hội bức trướng của Ban Bí thư Trung ương Ðảng mang dòng chữ "Ðoàn kết - dân chủ - xây dựng - sáng tạo". Phát biểu ý kiến với Ðại hội, thay mặt Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Ðảng, đồng chí Trương Tấn Sang chúc mừng những thành tựu của các thế hệ nhà văn, và biểu dương bước trưởng thành mới của Hội Nhà văn trong nhiệm kỳ vừa qua. Ðồng chí nhấn mạnh: Dưới sự lãnh đạo của Ðảng, kiên trì con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nhân dân ta đang nỗ lực phấn đấu, nắm bắt thời cơ, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, quyết tâm xây dựng nước ta trở thành một quốc gia "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Công cuộc vĩ đại đó của nhân dân ta là nguồn cảm hứng, đề tài vô tận, đồng thời đặt trước các nhà văn trách nhiệm, sứ mệnh cao cả sáng tạo nên những tác phẩm có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật cao, những hình tượng nghệ thuật có sức lay động lòng người về chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân chủ, nhân văn, góp phần bồi đắp tâm hồn, tình cảm, bản lĩnh các thế hệ con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Ðại hội toàn thể Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VIII đã bầu Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam nhiệm kỳ 2010 - 2015 gồm 15 ủy viên. Ban Chấp hành khóa mới đã bầu nhà thơ Hữu Thỉnh giữ chức Chủ tịch Hội Nhà văn khóa VIII, nhà văn Nguyễn Trí Huân, nhà lý luận, phê bình Lê Quang Trang, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều giữ chức Phó Chủ tịch Hội.
Cùng ngày, Ðại hội toàn thể Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VIII đã họp phiên bế mạc và thông qua Nghị quyết của Ðại hội./.
Phát biểu của đồng chí Trương Tấn Sang tại Ðại hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VIII  (07/08/2010)
Ông Nguyễn Văn Đọc được bầu là Chủ tịch UBND Quảng Ninh  (06/08/2010)
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn hiện nay  (06/08/2010)
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn hiện nay  (06/08/2010)
Tiến tới Hội nghị Cộng đồng Văn hoá - Xã hội ASEAN lần thứ 4  (06/08/2010)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên