Thúc đẩy hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam - Nam Phi
Trong hai năm qua, quan hệ Việt Nam - Nam Phi tiếp tục phát triển tốt đẹp với việc thường xuyên trao đổi đoàn các cấp, tạo đà cho quan hệ hai nước đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả.
Đại sứ Việt Nam tại Nam Phi Vũ Văn Dũng nhấn mạnh tới cuộc tiếp xúc cấp cao giữa Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa bên lề Hội nghị Nhóm các nền kinh tế phát triển (G7) gần đây tại Canada, trong đó hai bên trao đổi các biện pháp mở rộng hợp tác, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị Nam Phi ủng hộ Việt Nam trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021.
Về hoạt động của Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi trong năm 2018, Đại sứ Vũ Văn Dũng cho biết năm nay đánh dấu 25 năm quan hệ Việt Nam - Nam Phi (22-12-1993 - 22-12-2018). Đại sứ quán đang tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm sự kiện quan trọng này như triển lãm tranh sơn dầu giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam; dự Hội chợ thương mại quốc tế Nam Phi SAITEX và tiến hành hội thảo xúc tiến thương mại tại các thành phố Johannesburg và Cape Town.
Ngày 15-8 tới đây, Đại sứ quán sẽ phối hợp với Bộ Ngoại giao Nam Phi và đại sứ quán các nước Malaysia, Philippines và Thái Lan tổ chức lễ kỷ niệm 25 năm quan hệ với Nam Phi. Hoạt động kỷ niệm Quốc khánh 2-9 năm nay cũng là dịp Đại sứ quán nhìn lại quan hệ 25 năm giữa hai nước với các bạn bè Nam Phi và sở tại.
Đại sứ Vũ Văn Dũng cho biết, Đại sứ quán cũng sẽ tiếp tục đóng vai trò cầu nối, tích cực hỗ trợ các cơ quan liên quan Việt Nam và Nam Phi trao đổi, hoàn thiện và ký kết các văn bản hợp tác củng cố cơ sở pháp lý cho các thỏa thuận như Hiệp định Hợp tác về khoa học - công nghệ, Hiệp định Hợp tác phòng chống tội phạm và Hiệp định Dẫn độ người bị kết án về thụ án tại nước mình, Hiệp định Tương trợ tư pháp; Bản ghi nhớ về hợp tác lâm nghiệp và hợp tác khoáng sản, Hiệp định Hợp tác về giáo dục và đào tạo...
Ngoài ra, Đại sứ quán sẽ tiếp tục thu xếp cho các đoàn qua lại giữa hai nước để thúc đẩy quan hệ Nam Phi với Việt Nam nói chung và giữa các thành phố kết nghĩa nói riêng.
Theo Đại sứ Việt Nam tại Nam Phi, ngoại giao kinh tế luôn được coi là một trong ba trụ cột của công tác ngoại giao của Đại sứ quán. Công tác ngoại giao kinh tế được đẩy mạnh với nhiều hình thức đa dạng, tích cực vận động mở rộng thị trường, đóng góp duy trì kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Nam Phi hiện ở mức trên 1 tỷ USD trong bối cảnh kinh tế sở tại giảm phát, khu vực và toàn cầu phát triển chậm.
Ngoài ra, nhận thức được vai trò của công tác ngoại giao văn hóa trong thời đại hội nhập sâu rộng, Đại sứ quán đã chủ động đẩy mạnh các hoạt động góp phần tuyên truyền, quảng bá về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam với nhiều hoạt động giao lưu thể thao, văn hóa.
Về công tác cộng đồng tại địa bàn, Đại sứ Vũ Văn Dũng cho biết cộng đồng người Việt ở Nam Phi và các nước kiêm nhiệm (gồm Namibia, Botswana, Zimbabwe, Lesotho, Eswatini) không nhiều (khoảng 150 người) có tinh thần đoàn kết gắn bó với Đại sứ quán, luôn hướng về quê hương đất nước và ủng hộ các chủ trương, chính sách của Đảng và tôn trọng pháp luật của Nhà nước Việt Nam và sở tại.
Đại sứ quán thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu, sinh hoạt thể thao, văn hóa, văn nghệ, gặp gỡ trong cộng đồng nhằm tăng thêm sự đoàn kết gắn bó giữa cơ quan đại diện với cộng đồng, giữa bà con trong cộng đồng; thông tin đầy đủ đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến bà con cộng đồng để bà con nắm bắt tuân thủ, hưởng ứng tham gia các sinh hoạt và các đợt vận động quyên góp, hướng về quê hương, đất nước.
Về công tác bảo hộ công dân, Đại sứ Vũ Văn Dũng cho biết Đại sứ quán luôn ưu tiên xử lý các trường hợp công dân ta gặp khó khăn, tai nạn, cơ nhỡ. Trong năm qua, Đại sứ quán đã phối hợp với các cơ quan bạn và trong nước hỗ trợ đưa về nước kịp thời bốn thủy thủ Việt Nam đi tàu cá bị cháy và nhiều trường hợp công dân và các thủy thủ ta bị mất giấy tờ hoặc bị lạc tàu./.
Hội nghị AMM 51: Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tham dự các hội nghị liên quan  (05/08/2018)
Phó Thủ tướng gặp song phương Bộ trưởng Ấn Độ, Philippines và Brunei  (04/08/2018)
Việt Nam chia sẻ quan ngại về tình hình Biển Đông tại ARF 25  (04/08/2018)
Hội nghị AMM 51: Tăng cường hợp tác trong và ngoài khối  (04/08/2018)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên