Việt Nam chia sẻ quan ngại về tình hình Biển Đông tại ARF 25
Chiều 04-8, tại Singapore, Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 25 đã diễn ra với sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại giao 27 nước và tổ chức, bao gồm 10 nước ASEAN, 10 Đối tác đối thoại của ASEAN (Australia, Canada, Trung Quốc, EU, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Nga và Mỹ) và các nước Papua New Guinea, Triều Tiên, Mông Cổ, Pakistan, Timor-Leste, Bangladesh và Sri Lanka.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã dẫn đầu Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị.
Hội nghị nhất trí rằng trải qua 25 năm thành lập và phát triển, ARF đã tiếp tục khẳng định vai trò là một trong những diễn đàn chủ chốt để đối thoại và hợp tác về chính trị - an ninh, xây dựng lòng tin và thực hiện ngoại giao phòng ngừa ở khu vực.
Hội nghị nhất trí ARF cần kiên trì những nguyên tắc cơ bản đã thoả thuận, trong đó có quyết định theo đồng thuận, phát triển tiệm tiến, tốc độ thoải mái với tất cả các bên cũng như tôn trọng vai trò trung tâm của ASEAN; tiếp tục thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin đi đôi với thực thi ngoại giao phòng ngừa, triển khai đầy đủ và hiệu quả Kế hoạch Hành động Hà Nội, thực hiện Tầm nhìn ARF 2020 thông qua các hoạt động thiết thực nhằm ứng phó hữu hiệu với những thách thức an ninh đang ngày càng trở nên phức tạp ở khu vực.
Mặt khác, ARF cần tăng cường phối hợp với các khuôn khổ, cơ chế hợp tác an ninh - quốc phòng khác của ASEAN và khu vực, cũng như tiếp tục duy trì quan hệ với các cơ quan nghiên cứu để tranh thủ ý kiến tư vấn.
Nhân dịp này, các bộ trưởng nhất trí thông qua Tuyên bố ARF về hợp tác cứu trợ thảm hoạ, Danh mục các hoạt động của ARF trong năm giữa kỳ 2018 - 2019 và các Kế hoạch công tác ARF về an ninh biển và về cứu trợ thảm họa giai đoạn 2018 - 2020.
Trao đổi về tình hình quốc tế và khu vực, các bộ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và vai trò của các tổ chức đa phương; coi đây là trụ cột cho hoà bình, ổn định và phát triển quốc tế.
Về các vấn đề khu vực, các bộ trưởng hoan nghênh những tiến triển tích cực gần đây, kêu gọi các bên liên quan thực hiện đầy đủ, nghiêm túc những thỏa thuận đã đạt nhằm bảo đảm hòa bình, ổn định bền vững trên Bán đảo Triều Tiên.
Các bộ trưởng cũng chia sẻ quan ngại về những thách thức an ninh đang nổi lên, gồm khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh biển, an ninh mạng, thiên tai, thảm họa...; theo đó, nhất trí cần đẩy mạnh hơn nữa hợp tác trong khuôn khổ ARF và các cơ chế khu vực khác nhằm ứng phó hữu hiệu với những thách thức này.
Về tình hình Biển Đông, các bộ trưởng tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hoà bình, an ninh, ổn định, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Nhiều bộ trưởng nêu quan ngại về những hoạt động làm xói mòn lòng tin, trong đó có các hoạt động quân sự hóa, gia tăng căng thẳng và gây phương hại tới hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực.
Các bộ trưởng nhấn mạnh sự cần thiết của việc kiềm chế và không có các hành động làm phức tạp tình hình hay gia tăng căng thẳng; giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý; không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực và không quân sự hóa; thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố Về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) hiệu quả.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đánh giá cao vai trò và đóng góp của ARF thời gian qua, trong đó có việc thúc đẩy đối thoại, hợp tác xây dựng lòng tin và ứng phó với những thách thức an ninh.
Phó Thủ tướng đề nghị ARF cần tiếp tục tập trung thực hiện hiệu quả Kế hoạch Hành động Hà Nội và các kế hoạch công tác đã thỏa thuận, đồng thời tiếp tục có những cải tiến, đổi mới trong phương thức hoạt động để có thể linh hoạt thích ứng với những chuyển biến trong tình hình khu vực và quốc tế.
Về tình hình Biển Đông, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh chia sẻ quan ngại về các hoạt động diễn ra trên thực địa, làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và gây phương hại tới tới hòa bình và an ninh khu vực; đề nghị các bên kiềm chế, không có các hành động làm phức tạp tình hình, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982, không quân sự hóa, qua đó tạo môi trường thuận lợi cho việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cũng thông báo các sáng kiến của Việt Nam đăng cai Hội thảo ARF về tăng cường hợp tác giữa các lực lượng thực thi pháp luật trên biển và Hội thảo ARF về vận dụng UNCLOS 1982 và các công cụ pháp lý quốc tế nhằm ứng phó với các thách thức trên biển./.
Hội nghị AMM 51: Tăng cường hợp tác trong và ngoài khối  (04/08/2018)
Phiên họp thứ 26 Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra từ ngày 08 đến 13-8  (04/08/2018)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp cựu Phó Tổng thống Hoa Kỳ  (03/08/2018)
Phân công chuẩn bị nội dung họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (03/08/2018)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay