Kinh tế phải phát triển để làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa
Đến nay tỉnh Đồng Tháp đã công nhận và giải quyết trên 55.000 đối tượng người có công, hiện có trên 12.000 đối tượng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng.
Với nỗ lực, cố gắng của địa phương, trên 98% hộ gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân nơi cư trú; 100% Bà mẹ Việt Nam Anh hùng được các tổ chức, cơ quan nhận phụng dưỡng, chăm sóc.
Công tác đền ơn đáp nghĩa được thực hiện thường xuyên, liên tục. Toàn tỉnh đã huy động trên 150 tỷ đồng cho quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, xây dựng trên 11.000 căn nhà tình nghĩa, sửa chữa gần 4.000 căn nhà với tổng giá trị trên 300 tỷ đồng.
Hằng năm có trên 1.000 lượt con em người có công được hỗ trợ ưu đãi trong giáo dục, đào tạo; hỗ trợ đời sống trên 5.000 suất với tổng số tiền 22 tỷ đồng; tổ chức điều dưỡng cho 4.000 người có công.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định Đảng, Nhà nước luôn ghi nhớ công ơn và tạo điều kiện thuận lợi cho người có công có được đời sống vật chất và tinh thần ngày càng tốt hơn.
“Hiện nay cả nước có trên 9 triệu người có công đã được giải quyết chế độ, chính sách nhưng vẫn còn những người chưa được hưởng chế độ, những liệt sĩ chưa được quy tập, xác định danh tính, những nạn nhân chất độc da cam cần giúp đỡ… Đây là những việc cần phải làm dù khó khăn, phức tạp”, Phó Thủ tướng bày tỏ và nhấn mạnh “đất nước phải phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, kinh tế tăng trưởng thì sẽ có thêm nhiều nguồn lực dành cho công tác chăm sóc người có công”.
Biểu dương nỗ lực của đảng bộ, chính quyền, nhân dân Đồng Tháp trong thực hiện công tác hỗ trợ, chăm sóc người có công, Phó Thủ tướng đề nghị tỉnh cần phát huy hơn nữa để phong trào “đền ơn đáp nghĩa” ngày càng xã hội hoá và có sức lan toả.
Bên cạnh ngân sách Trung ương, Đồng Tháp cần chủ động sử dụng ngân sách địa phương, huy động nguồn lực xã hội để người có công, gia đình chính sách có được cuộc sống tốt hơn.
Phó Thủ tướng mong muốn người có công tỉnh Đồng Tháp tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, mãi là tấm gương sáng về ý chí tự lực, tự cường trong học tập, lao động và sản xuất, không ngừng nỗ lực tham gia xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp hơn./.
Malaysia-Indonesia-Thái Lan thiết lập cơ chế thanh toán bằng nội tệ  (11/12/2017)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Cố vấn đặc biệt của Thủ tướng Nhật Bản  (11/12/2017)
Khai mạc Phiên họp thứ 19 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (11/12/2017)
Việt Nam dự Hội nghị cấp cao kết nối ASEAN-Ấn Độ tại New Delhi  (11/12/2017)
Tổng thống Nga công du Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ thảo luận các vấn đề quốc tế  (11/12/2017)
EC: Anh cam kết tôn trọng thỏa thuận Brexit tạm thời với EU  (11/12/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay