Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Qatar
Chiều ngày 11-12, tại trụ sở chính của Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tiếp Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Nhà nước Qatar Soltan Bin Saad Al-Muraikh. Tại buổi tiếp, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hoan nghênh Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Qatar và các thành viên trong đoàn thăm chính thức Việt Nam, bày tỏ hài lòng trước sự phát triển tốt đẹp trong quan hệ hợp tác giữa hai nước trong thời gian qua.
Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Qatar cảm ơn sự đón tiếp thân tình và những tình cảm tốt đẹp phía Việt Nam đã dành cho đoàn; khẳng định Chính phủ Qatar coi trọng tăng cường quan hệ hợp tác với Việt Nam; đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế.
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác trong thời gian tới, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã nhấn mạnh một số biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, thương mại như đề ra mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 1 tỷ USD trong thời gian tới; đề nghị phía Qatar tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu những mặt hàng Việt Nam có thế mạnh và Qatar có nhu cầu như lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng…
Năm 2018 là năm đánh dấu 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, Việt Nam mong muốn được đón các đoàn cấp cao của Qatar, tạo tiền đề mở rộng quan hệ hợp tác hai bên.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao chúc mừng Qatar làm chủ nhà của giải World Cup 2022; mong muốn phía Qatar tạo điều kiện tăng tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Qatar.
* Trước đó, sáng ngày 11-12, tại Nhà khách Chính phủ, Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Hồng Nam đã hội đàm với Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Nhà nước Qatar. Hai bên khẳng định quyết tâm tăng cường và phát triển hơn nữa mối quan hệ hợp tác hữu nghị trong thời gian tới; cam kết tăng cường tiếp xúc các cấp, đặc biệt là các đoàn cấp cao.
Tiếp tục phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn và các tổ chức quốc tế, đặc biệt tại Liên hợp quốc; đẩy mạnh và củng cố hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao, trước mắt sớm tổ chức Tham vấn chính trị lần thứ hai giữa hai Bộ và tiến tới thành lập cơ chế tham vấn định kì nhằm trao đổi những vấn đề hai bên cùng quan tâm.
Về kinh tế, hai bên khẳng định sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư, tăng cường hơn nữa hợp tác giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp hai nước, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tham dự hội chợ tại mỗi nước, cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước tiếp cận thị trường đầu tư, kinh doanh.
Hai bên cũng nhất trí mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng khác như lao động, an ninh, năng lượng, ngân hàng, du lịch, nông nghiệp… Cụ thể, Việt Nam mong muốn phía Qatar tạo điều kiện tiếp nhận điều dưỡng viên, y tế Việt Nam sang làm việc tại Qatar cũng như tăng số lượng lao động Việt Nam nói chung tại nước này. Ngoài ra, hai bên đã trao đổi về một số vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm./.
Tổng Bí thư: “Thanh niên phải làm chủ nước nhà một cách xứng đáng nhất”  (11/12/2017)
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế Việt Nam thêm một năm khởi sắc, tăng trưởng cao, kinh tế vĩ mô ổn định  (11/12/2017)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 04 đến ngày 10-12-2017  (11/12/2017)
Việt Nam tăng trưởng mạnh hơn  (11/12/2017)
Khai mạc Kỳ họp thứ 7, Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XIII  (11/12/2017)
Khai mạc Kỳ họp thứ 7, Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XIII  (11/12/2017)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên