Hàn Quốc cung cấp cho Việt Nam khoản tín dụng ODA trị giá 1,5 tỷ USD
Ngày 08-11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng và Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Lee Hyuk đã thay mặt Chính phủ hai nước ký kết Hiệp định khung giữa hai Chính phủ về các khoản tín dụng từ Quỹ Hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc dành cho Việt Nam, giai đoạn 2016 - 2020.
Hiệp định tín dụng khung 2016 - 2020 gồm 10 điều, quy định về việc Chính phủ Hàn Quốc cung cấp cho Chính phủ Việt Nam khoản tín dụng ODA trị giá 1,5 tỷ USD trong giai đoạn 2016 - 2020 cùng một số điều kiện cơ bản đi kèm. Khoản tín dụng này sẽ được sử dụng để tài trợ cho các dự án do Chính phủ hai nước lựa chọn.
Hiệp định tín dụng khung 2016 - 2020 gồm những nội dung, quy định về quy mô và điều kiện vay; quy trình trao đổi, ký kết, thực hiện, giải ngân dự án; ưu đãi của phía Việt Nam đối với các dự án sử dụng vốn vay ODA Hàn Quốc và văn phòng đại diện EDCF tại Việt Nam.
Phát biểu tại lễ ký, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã nhấn mạnh sự đóng góp và ý nghĩa của các khoản tín dụng ODA mà Chính phủ Hàn Quốc cung cấp cho Việt Nam trong hơn 2 thập niên qua đều vào những lĩnh vực quan trọng và ưu tiên của Việt Nam, đồng thời đánh giá cao việc Chính phủ Hàn Quốc luôn coi Việt Nam là đối tác ưu tiên hàng đầu trong cung cấp hỗ trợ phát triển chính thức.
Hiệp định tín dụng khung cho giai đoạn 2016 - 2020 là bước phát triển tiếp theo trong quan hệ hợp tác phát triển giữa hai nước, hứa hẹn đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thời gian tới.
Đại sứ Hàn Quốc Lee Hyuk tiếp tục khẳng định sự ủng hộ của Chính phủ Hàn Quốc đối với Việt Nam và cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ với các cơ quan liên quan Việt Nam để cụ thể hóa Hiệp định tín dụng khung cho giai đoạn 2016 - 2020.
Việc ký kết Hiệp định tín dụng khung 2016 - 2020 nhằm tạo khuôn khổ pháp lý để phía Hàn Quốc cung cấp vốn vay ODA cho Việt Nam và phía Việt Nam tiếp nhận vốn vay ODA từ Hàn Quốc, đồng thời tạo cơ sở để hai phía tiến hành lựa chọn và thực hiện các dự án sử dụng vốn Quỹ Hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc trong giai đoạn 2016 - 2020.
Vốn vay ODA của Chính phủ Hàn Quốc được cung cấp cho Việt Nam thông qua Quỹ Hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc. Cơ sở để lựa chọn và triển khai các dự án sử dụng vốn EDCF là thông qua hiệp định tín dụng khung cho từng giai đoạn. Hiệp định tín dụng khung gần đây nhất cho giai đoạn 2012 - 2015 về cơ bản đã được hai bên hoàn thành.
Từ 1993 tới nay, Hàn Quốc đã cung cấp cho Việt Nam 2,7 tỷ USD vốn vay ODA để thực hiện khoảng 60 dự án. Những lĩnh vực được hai bên cùng quan tâm và ưu tiên sử dụng vốn EDCF để thực hiện là: cơ sở hạ tầng giao thông, đô thị, y tế, cấp thoát nước… Đây đều là những lĩnh vực cơ sở hạ tầng được Việt Nam ưu tiên và có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội./.
Dệt may Việt Nam: Cần hoàn thiện chuỗi cung ứng dệt may  (08/11/2017)
Nâng cao hiệu quả kết nối giao thương giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố  (08/11/2017)
Tăng cường hợp tác biên phòng trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Cam-pu-chia trong tình hình mới  (08/11/2017)
Cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, ổn định thị trường Tết  (08/11/2017)
Cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, ổn định thị trường Tết  (08/11/2017)
Xây dựng thành phố Phủ Lý sớm trở thành đô thị loại II thuộc tỉnh Hà Nam  (08/11/2017)
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên