Cần Thơ: Thủ tướng gặp gỡ các Đại sứ, đại diện cơ quan ngoại giao
10:23, ngày 28-09-2017
Bên lề hội nghị về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, sáng 27-9 tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gặp gỡ với Đại sứ, đại diện một số cơ quan ngoại giao tại Việt Nam để đề xuất đẩy mạnh những nội dung hợp tác giữa Việt Nam và các nước trong việc xây dựng mô hình phát triển bền vững của khu vực đồng bằng sông Cửu Long thời gian tới.
Tiếp Đại sứ Cộng hòa Liên bang Đức tại Việt Nam Christian Berger, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh và đánh giá cao Ngài Đại sứ tham dự Hội nghị; thể hiện sự quan tâm của Chính phủ Đức đối với tiến trình phát triển bền vững của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Qua Ngài Đại sứ, Thủ tướng trân trọng gửi lời chúc mừng Bà Thủ tướng Angela Merkel và Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo do Bà lãnh đạo vừa giành thắng lợi tại cuộc bầu cử Quốc hội Đức nhiệm kỳ 2017 - 2021.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng gửi lời cảm ơn Bà Angela Merkel đã mời đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm G20 vào tháng Bảy vừa qua và cho rằng, kết quả tốt đẹp của Hội nghị G20 đã giúp tạo sự kết nối giữa G20 và APEC, đặc biệt là trong việc phối hợp thúc đẩy thương mại tự do toàn cầu.
Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ Việt Nam cảm ơn sự hợp tác và hỗ trợ hiệu quả của Chính phủ Đức và cho biết, các chương trình hỗ trợ này đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đặc biệt trên các lĩnh vực đào tạo nghề, năng lượng, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng bày tỏ mong muốn Chính phủ Đức tiếp tục hỗ trợ đồng bằng sông Cửu Long lập quy hoạch phát triển phù hợp với thế mạnh của địa phương.
Đánh giá cao sự hợp tác hiệu quả giữa hai nước trong khuôn khổ Đối tác chiến lược thời gian qua, Thủ tướng khẳng định, Việt Nam luôn coi Đức là đối tác tin cậy, quan trọng hàng đầu ở châu Âu và mong muốn hai bên cần thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc nhằm tăng cường quan hệ tin cậy lẫn nhau, đưa quan hệ hai nước tiếp tục phát triển sâu rộng, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực trong thời gian tới.
Đại sứ Christian Berger trân trọng cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dành thời gian tiếp, bày tỏ vui mừng được tham dự Hội nghị về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu và cho biết sẽ tích cực làm việc với các cơ quan liên quan của Việt Nam để đẩy mạnh tiến trình hợp tác về vấn đề này.
Ngài Đại sứ cũng mong muốn Chính phủ hai nước tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác, hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn cho nhân dân hai nước.
Đánh giá cao ý nghĩa và tầm quan trọng của Hội nghị, Đại sứ Christian Berger hy vọng, Hội nghị lần này sẽ đưa ra những quan điểm hợp tác phát triển thiết thực giữa Việt Nam với các quốc gia, đối tác phát triển trong đó có Cộng hòa Liên bang Đức; qua đó góp phần biến các thách thức của biến đổi khí hậu trở thành cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Tiếp Ngài Craig Chittick, Đại sứ Australia tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao việc Ngài Đại sứ tham dự Hội nghị, tin tưởng việc này sẽ góp phần vào thành công của Hội nghị và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước ngày một thiết thực, hiệu quả hơn.
Cảm ơn Thủ tướng dành thời gian tiếp, Đại sứ Craig Chittick nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Hội nghị và cho biết thời gian qua Australia đã có nhiều chương trình hỗ trợ, hợp tác tại đồng bằng sông Cửu Long.
Chính phủ Australia sẽ tiếp tục cung cấp ODA cho Việt Nam trong tiến trình phát triển kinh tế, xã hội và sẽ tham gia vào việc huy động nguồn lực cho Việt Nam trong nỗ lực phát triển khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Chính phủ Australia cũng sẽ hỗ trợ Việt Nam trên tinh thần đối tác sáng tạo, giúp Việt Nam nâng cao chất lượng, năng suất trong sản xuất nông nghiệp với nhiều sản phẩm với thương hiệu mới.
Tiếp Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam, ông Pereric Hogberg, Thủ tướng bày tỏ cảm ơn Đại sứ tham dự Hội nghị về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng biến đổi khí hậu, thể hiện tình cảm giữa hai nước.
Thủ tướng mong muốn Đại sứ tiếp tục đóng góp cho sự phát triển quan hệ hợp tác Việt Nam - Thụy Điển.
Đại sứ Pereric Hogberg khẳng định Thụy Điển luôn quan tâm đến sự phát triển của đồng bằng sông Cửu Long. Chính phủ Thụy Điển đã phê chuẩn khoản ngân sách hơn 5 triệu USD hỗ trợ Ủy ban sông Mekong.
Đại sứ bày tỏ ấn tượng về sự có mặt của Thủ tướng, lãnh đạo Chính phủ tại Hội nghị để đưa ra các quyết sách phát triển đồng bằng sông Cửu Long.
Thông báo kim ngạch thương mại hai nước đang tăng trưởng, Đại sứ khẳng định Thụy Điển - Việt Nam là bạn bè thân thiết và sẽ nỗ lực hết sức mình thắt chặt tình hữu nghị này.
Tiếp Công sứ Nhật Bản tại Việt Nam, Ngài Jun Yanagi, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn Ngài Công sứ đã tham dự Hội nghị và đánh giá cao vai trò của Nhật Bản đối với sự phát triển của đồng bằng sông Cửu Long.
Thủ tướng khẳng định Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ với Nhật Bản theo tinh thần Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á; đồng thời đề nghị hai bên phối hợp chặt chẽ trong việc chuẩn bị cho chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới Việt Nam và tham dự Hội nghị cấp cao APEC sắp tới.
Công sứ Nhật Bản đánh giá cao sáng kiến của Thủ tướng về tổ chức Hội nghị phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng biến đổi khí hậu, qua đó, huy động mọi nguồn lực để phát triển khu vực đang bị tác động gay gắt bởi biến đổi khí hậu này và đây cũng là một trong những trụ cốt chính trong chương trình hợp tác giữa Nhật Bản với Việt Nam.
Ngài Công sứ cũng cho biết Nhật Bản sẽ hỗ trợ tích cực Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị APEC./.
Qua Ngài Đại sứ, Thủ tướng trân trọng gửi lời chúc mừng Bà Thủ tướng Angela Merkel và Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo do Bà lãnh đạo vừa giành thắng lợi tại cuộc bầu cử Quốc hội Đức nhiệm kỳ 2017 - 2021.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng gửi lời cảm ơn Bà Angela Merkel đã mời đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm G20 vào tháng Bảy vừa qua và cho rằng, kết quả tốt đẹp của Hội nghị G20 đã giúp tạo sự kết nối giữa G20 và APEC, đặc biệt là trong việc phối hợp thúc đẩy thương mại tự do toàn cầu.
Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ Việt Nam cảm ơn sự hợp tác và hỗ trợ hiệu quả của Chính phủ Đức và cho biết, các chương trình hỗ trợ này đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đặc biệt trên các lĩnh vực đào tạo nghề, năng lượng, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng bày tỏ mong muốn Chính phủ Đức tiếp tục hỗ trợ đồng bằng sông Cửu Long lập quy hoạch phát triển phù hợp với thế mạnh của địa phương.
Đánh giá cao sự hợp tác hiệu quả giữa hai nước trong khuôn khổ Đối tác chiến lược thời gian qua, Thủ tướng khẳng định, Việt Nam luôn coi Đức là đối tác tin cậy, quan trọng hàng đầu ở châu Âu và mong muốn hai bên cần thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc nhằm tăng cường quan hệ tin cậy lẫn nhau, đưa quan hệ hai nước tiếp tục phát triển sâu rộng, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực trong thời gian tới.
Đại sứ Christian Berger trân trọng cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dành thời gian tiếp, bày tỏ vui mừng được tham dự Hội nghị về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu và cho biết sẽ tích cực làm việc với các cơ quan liên quan của Việt Nam để đẩy mạnh tiến trình hợp tác về vấn đề này.
Ngài Đại sứ cũng mong muốn Chính phủ hai nước tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác, hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn cho nhân dân hai nước.
Đánh giá cao ý nghĩa và tầm quan trọng của Hội nghị, Đại sứ Christian Berger hy vọng, Hội nghị lần này sẽ đưa ra những quan điểm hợp tác phát triển thiết thực giữa Việt Nam với các quốc gia, đối tác phát triển trong đó có Cộng hòa Liên bang Đức; qua đó góp phần biến các thách thức của biến đổi khí hậu trở thành cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Tiếp Ngài Craig Chittick, Đại sứ Australia tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao việc Ngài Đại sứ tham dự Hội nghị, tin tưởng việc này sẽ góp phần vào thành công của Hội nghị và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước ngày một thiết thực, hiệu quả hơn.
Cảm ơn Thủ tướng dành thời gian tiếp, Đại sứ Craig Chittick nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Hội nghị và cho biết thời gian qua Australia đã có nhiều chương trình hỗ trợ, hợp tác tại đồng bằng sông Cửu Long.
Chính phủ Australia sẽ tiếp tục cung cấp ODA cho Việt Nam trong tiến trình phát triển kinh tế, xã hội và sẽ tham gia vào việc huy động nguồn lực cho Việt Nam trong nỗ lực phát triển khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Chính phủ Australia cũng sẽ hỗ trợ Việt Nam trên tinh thần đối tác sáng tạo, giúp Việt Nam nâng cao chất lượng, năng suất trong sản xuất nông nghiệp với nhiều sản phẩm với thương hiệu mới.
Tiếp Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam, ông Pereric Hogberg, Thủ tướng bày tỏ cảm ơn Đại sứ tham dự Hội nghị về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng biến đổi khí hậu, thể hiện tình cảm giữa hai nước.
Thủ tướng mong muốn Đại sứ tiếp tục đóng góp cho sự phát triển quan hệ hợp tác Việt Nam - Thụy Điển.
Đại sứ Pereric Hogberg khẳng định Thụy Điển luôn quan tâm đến sự phát triển của đồng bằng sông Cửu Long. Chính phủ Thụy Điển đã phê chuẩn khoản ngân sách hơn 5 triệu USD hỗ trợ Ủy ban sông Mekong.
Đại sứ bày tỏ ấn tượng về sự có mặt của Thủ tướng, lãnh đạo Chính phủ tại Hội nghị để đưa ra các quyết sách phát triển đồng bằng sông Cửu Long.
Thông báo kim ngạch thương mại hai nước đang tăng trưởng, Đại sứ khẳng định Thụy Điển - Việt Nam là bạn bè thân thiết và sẽ nỗ lực hết sức mình thắt chặt tình hữu nghị này.
Tiếp Công sứ Nhật Bản tại Việt Nam, Ngài Jun Yanagi, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn Ngài Công sứ đã tham dự Hội nghị và đánh giá cao vai trò của Nhật Bản đối với sự phát triển của đồng bằng sông Cửu Long.
Thủ tướng khẳng định Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ với Nhật Bản theo tinh thần Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á; đồng thời đề nghị hai bên phối hợp chặt chẽ trong việc chuẩn bị cho chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới Việt Nam và tham dự Hội nghị cấp cao APEC sắp tới.
Công sứ Nhật Bản đánh giá cao sáng kiến của Thủ tướng về tổ chức Hội nghị phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng biến đổi khí hậu, qua đó, huy động mọi nguồn lực để phát triển khu vực đang bị tác động gay gắt bởi biến đổi khí hậu này và đây cũng là một trong những trụ cốt chính trong chương trình hợp tác giữa Nhật Bản với Việt Nam.
Ngài Công sứ cũng cho biết Nhật Bản sẽ hỗ trợ tích cực Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị APEC./.
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ  (28/09/2017)
Chiêu đãi kỷ niệm 68 năm Quốc khánh nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa  (27/09/2017)
Biến thách thức thành cơ hội, phát triển đồng bằng sông Cửu Long bền vững, an toàn, thịnh vượng  (27/09/2017)
Việt Nam nhảy 5 bậc về năng lực cạnh tranh toàn cầu  (27/09/2017)
Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội bàn về Luật An ninh mạng  (27/09/2017)
Cần Thơ: Chủ tịch Quốc hội tiếp xúc cử tri tại huyện Phong Điền  (27/09/2017)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên