Việt Nam nhảy 5 bậc về năng lực cạnh tranh toàn cầu
22:11, ngày 27-09-2017
Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2017 - 2018 do Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) vừa công bố chứng kiến bước nhảy vọt của hai quốc gia Đông Nam Á là Việt Nam và Indonesia.
Tạp chí Nikkei Asian Review nhận xét báo cáo cho thấy một bức tranh hỗn hợp về châu Á, trong khi Việt Nam và Indonesia nhảy vọt về thứ bậc thì Nhật Bản và Ấn Độ giảm sút. Cụ thể, Việt Nam nhảy lên hạng 55, tăng 5 bậc so với năm ngoái và 20 bậc so với cách đây 5 năm.
Indonesia xếp hạng 36/137 quốc gia nhờ đạt được sự cải thiện ở 10/12 tiêu chí đánh giá chính, trong đó có sức khỏe, giáo dục và hạ tầng.
WEF đánh giá các nước trên thang điểm 7. Theo đó, điểm năng lực cạnh tranh (GCI) của Việt Nam năm nay được 4,4 điểm so với 4,31 năm ngoái.
Việt Nam được đánh giá có những cải thiện đáng chú ý trong mức độ sẵn sàng về công nghệ, tính hiệu quả của thị trường lao động. Ngoài ra, giao thương là một yếu tố lớn khác giúp Việt Nam tiến lên phía trước, khi đứng thứ 7 về tỷ lệ nhập khẩu so với GDP và thứ 11 về tỷ lệ xuất khẩu.
Báo cáo của WEF đánh giá việc Mỹ rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thể khiến Việt Nam mất đi một số cơ hội giao thương trong tương lai, nhưng báo cáo cho thấy "tăng trưởng của đất nước dự kiến sẽ được duy trì nhờ hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ".
Từ năm 2014, Chính phủ Việt Nam đã ban hành liên tiếp 4 Nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, theo cách tiếp cận của Diễn đàn Kinh tế Thế giới và Ngân hàng Thế giới.
Một số quốc gia châu Á khác có năng lực cạnh tranh cải thiện còn bao gồm: Malaysia hạng 23; Thái Lan hạng 32; Trung Quốc hạng 27; Philippines hạng 56... Các nước này đều tăng từ 1 - 2 bậc.
Trong báo cáo, Thụy Sĩ xếp hạng 1, Mỹ xếp hạng 2. Singapore một lần nữa, tụt xuống thứ 3 sau Mỹ.
Nhật Bản thụt lùi năm thứ 2 liên tiếp, hiện đang xếp thứ 9. Nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới thể hiện tốt ở các tiêu chí hạ tầng, sức khỏe và giáo dục, nhưng lại chật vật ở môi trường kinh tế vĩ mô do nợ công quá lớn.
Ấn Độ năm nay giảm 1 bậc sau khi thăng hạng liên tục trong hai năm trước, xếp thứ 40./.
Indonesia xếp hạng 36/137 quốc gia nhờ đạt được sự cải thiện ở 10/12 tiêu chí đánh giá chính, trong đó có sức khỏe, giáo dục và hạ tầng.
WEF đánh giá các nước trên thang điểm 7. Theo đó, điểm năng lực cạnh tranh (GCI) của Việt Nam năm nay được 4,4 điểm so với 4,31 năm ngoái.
Việt Nam được đánh giá có những cải thiện đáng chú ý trong mức độ sẵn sàng về công nghệ, tính hiệu quả của thị trường lao động. Ngoài ra, giao thương là một yếu tố lớn khác giúp Việt Nam tiến lên phía trước, khi đứng thứ 7 về tỷ lệ nhập khẩu so với GDP và thứ 11 về tỷ lệ xuất khẩu.
Báo cáo của WEF đánh giá việc Mỹ rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thể khiến Việt Nam mất đi một số cơ hội giao thương trong tương lai, nhưng báo cáo cho thấy "tăng trưởng của đất nước dự kiến sẽ được duy trì nhờ hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ".
Từ năm 2014, Chính phủ Việt Nam đã ban hành liên tiếp 4 Nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, theo cách tiếp cận của Diễn đàn Kinh tế Thế giới và Ngân hàng Thế giới.
Một số quốc gia châu Á khác có năng lực cạnh tranh cải thiện còn bao gồm: Malaysia hạng 23; Thái Lan hạng 32; Trung Quốc hạng 27; Philippines hạng 56... Các nước này đều tăng từ 1 - 2 bậc.
Trong báo cáo, Thụy Sĩ xếp hạng 1, Mỹ xếp hạng 2. Singapore một lần nữa, tụt xuống thứ 3 sau Mỹ.
Nhật Bản thụt lùi năm thứ 2 liên tiếp, hiện đang xếp thứ 9. Nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới thể hiện tốt ở các tiêu chí hạ tầng, sức khỏe và giáo dục, nhưng lại chật vật ở môi trường kinh tế vĩ mô do nợ công quá lớn.
Ấn Độ năm nay giảm 1 bậc sau khi thăng hạng liên tục trong hai năm trước, xếp thứ 40./.
Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội bàn về Luật An ninh mạng  (27/09/2017)
Cần Thơ: Chủ tịch Quốc hội tiếp xúc cử tri tại huyện Phong Điền  (27/09/2017)
Chủ tịch nước làm việc với Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC  (27/09/2017)
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cần tầm nhìn phát triển mới  (27/09/2017)
Đại sứ quán Đức bác bỏ thông tin ngừng cấp thị thực cho người Việt  (27/09/2017)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 18 đến 24-9-2017)  (27/09/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay