Lời dạy của Hồ Chủ tịch là di sản vô giá với công tác mặt trận của Lào
23:12, ngày 04-09-2017
Nhân kỷ niệm 55 năm ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (05-9-1962 - 05-9-2017), phóng viên TTXVN tại Lào đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Saysomphone Phomvihane, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước, về vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác mặt trận của Lào và việc hai cơ quan mặt trận của hai nước phải làm gì để góp phần vào việc gìn giữ và vun đắp cho quan hệ Lào - Việt trong bối cảnh mới hiện nay.
Đồng chí Saysomphone Phomvihane khẳng định những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh là di sản vô giá đối với các cán bộ mặt trận của Lào và vẫn còn nguyên giá trị đối với tổ chức mặt trận quốc gia của Lào cho tới hôm nay.
Đồng chí Saysomphone Phomvihane đã ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, là danh nhân văn hóa kiệt xuất của Việt Nam, vị lãnh tụ thiên tài của nhân dân Việt Nam. Người đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước của nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân Lào, nhân dân Campuchia. Sức mạnh trong lĩnh vực tổ chức của Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là gắn chặt với nhân dân, lấy nhân dân làm gốc. Người rất tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, luôn coi nhân dân là lực lượng quyết định của cách mạng và luôn chăm lo, giáo dục, động viên sức mạnh của nhân dân.
Đối với cách mạng Lào, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm xây dựng mặt trận đại đoàn kết toàn dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhận thấy Lào là nước có nhiều bộ tộc, nhiều giai cấp, nhiều tầng lớp, nhiều tôn giáo, nhiều lực lượng, ngay từ cuối những năm 40 của thế kỷ trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khuyên Chủ tịch Kaysone Phomvihane nên hết sức coi trọng công tác mặt trận. Người luôn căn dặn các lãnh đạo Lào rằng, muốn đánh thắng đế quốc phải dựa vào nhân dân, lấy dân làm gốc, sức mạnh chiến thắng là sức mạnh của nhân dân. Từ lời khuyên của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Neo Lao Issra (Mặt trận Lào tự do) đã ra đời vào năm 1950.
Sau khi Neo Lao Issra ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khuyên lãnh đạo Lào phải tập trung, chú trọng vào sự đoàn kết, vì có đoàn kết mới có thắng lợi. “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công,” đó là lời căn dặn của Hồ Chủ tịch.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ ra rằng, muốn cứu nước, phải dựa vào nhân dân, vận động nhân dân, lấy người dân làm sức mạnh, nhưng đồng thời cũng phải giành lại quyền lợi cho nhân dân. Lào và Việt Nam có chung một kẻ thù, vì vậy, Lào và Việt Nam phải đoàn kết chiến đấu, vì một mục đích chung là độc lập dân tộc ở mỗi nước.
Theo đồng chí Saysomphone Phomvihane, lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào vào những năm 50 là di sản vô giá, và vẫn còn nguyên giá trị đối với tổ chức mặt trận quốc gia của Lào cho tới hôm nay. Từ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phong trào cách mạng của Lào đã không ngừng phát triển mạnh mẽ, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương cũng như Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Mặt trận Lào Tự do đã vận động được nhân dân Lào trên cả nước, cùng đoàn kết chiến đấu. Kết quả là, Liên minh chiến đấu Lào-Việt Nam và Mặt trận phối hợp Lào-Việt Nam-Campuchia đã đánh thắng thực dân Pháp.
Sau này, khi đổi thành Neo Lao Hak Sat (Mặt trận Lào Yêu nước) vào năm 1956, Ủy ban Trung ương mặt trận Lào tiếp tục thực hiện vai trò tập trung đoàn kết toàn dân Lào cùng với Việt Nam, Campuchia, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa anh em và lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới, để đánh thắng đế quốc Mỹ và bọn tay sai bán nước. Nhờ vậy mà Việt Nam đã thống nhất đất nước vào ngày 30-4-1975, trong khi Lào lập nên nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào vào ngày 02-12-1975.
Sau giải phóng, năm 1979, Mặt trận Lào Yêu nước được đổi tên thành Neo Lao Sang Sat (Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước) để đáp ứng tình hình mới của đất nước. Tuy nhiên, đồng chí Saysomphone Phomvihane nhấn mạnh Mặt trận Lào vẫn tiếp tục truyền thống tốt đẹp của các thế hệ lãnh đạo đi trước; tiếp tục là cơ quan tập trung sự đoàn kết trong nước, tập trung các tầng lớp, giới trí thức, người có công, mọi tôn giáo... cùng đoàn kết góp sức xây dựng và phát triển đất nước.
Hiện mọi công việc của đất nước, từ phát triển kinh tế-xã hội, xóa nghèo, phát triển xã hội, quốc phòng-an ninh, đối ngoại, chỉnh đốn đào tạo cán bộ... Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước đều có vai trò đóng góp. Đến thời điểm hiện tại, Mặt trận Lào xây dựng đất nước đã trải qua 10 kỳ đại hội và luôn hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó.
Đề cập đến nhiệm vụ của Mặt trận hai nước Lào và Việt Nam trong việc góp phần vào việc gìn giữ và vun đắp cho mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước, đồng chí Saysomphone Phomvihane nhấn mạnh trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, tình hình khu vực và quốc tế diễn biến phức tạp, khó lường, có cả cơ hội và thách thức, hợp tác Lào - Việt Nam thời kỳ mới cần phải nâng cao cả về số lượng và chất lượng.
Vì vậy, vai trò của mặt trận thời kỳ mới phải theo sự chỉ đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, kế tục truyền thống, phát triển mở rộng hợp tác cả về chiều rộng và chiều sâu, cả ở trung ương và địa phương, dưới nhiều hình thức (với Việt Nam).
Thứ nhất, để kế tục truyền thống phát triển quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng và nhân dân hai nước, do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kaysone Phomvihane gây dựng và được các thế hệ lãnh đạo hai nước tiếp tục gìn giữ và phát huy ngày càng hiệu quả, đồng chí Saysomphone Phomvihane cho rằng Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải thống nhất hợp tác trong từng giai đoạn.
Đồng chí Saysomphone Phomvihane cũng đặc biệt nhấn mạnh đến sự hợp tác giai đoạn từ nay đến năm 2020 mà hai bên đã ký với nhau trong thời gian đồng chí đến thăm Hà Nội hồi tháng 8-2016.
Thứ hai là hai cơ quan mặt trận của Lào và Việt Nam cần tiếp tục tuyên truyền giáo dục nhân dân các tầng lớp, các tôn giáo, đặc biệt là thế hệ trẻ hai nước hiểu về tầm quan trọng của lịch sử, truyền thống đoàn kết đặc biệt, tình hữu nghị vĩ đại, hợp tác toàn diện giữa Lào - Việt Nam,Việt Nam - Lào, mối quan hệ kiểu mẫu có một không hai trên thế giới, bởi đây là qui luật của sự tồn tại và phát triển của cả Lào và Việt Nam.
Tình hình hiện nay có nhiều thế lực chống đối, muốn phá hoại tình hữu nghị, đoàn kết đặc biệt Lào - Việt Nam, nhưng chúng không thể thực hiện được âm mưu đó, do hai nước luôn cùng nhau nỗ lực gìn giữ, bảo vệ và phát huy.
Thứ ba, nỗ lực tăng cường đoàn kết Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào, cùng nhau hội nhập và phát triển vững mạnh cũng là một trong những công việc mà Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào luôn chỉ đạo Mặt trận phải làm thật tốt. Đều là thành viên ASEAN, hai nước phải cùng hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, về đối ngoại, về phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo.
Thứ tư, phải nêu cao vai trò năng lực của hai tổ chức mặt trận, đó là tập trung đoàn kết, tuyên truyền giáo dục về ý thức là chủ đất nước của người dân hai nước, đóng góp vào sự nghiệp đổi mới Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào đề ra; đặc biệt, là thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng nhân dân cách mạng Lào và Nghị quyết Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đạt hiệu quả thiết thực.
Đồng chí Saysomphone Phomvihane cũng nhấn mạnh hai bên cần quyết tâm thực hiện và đảm bảo Bản ghi nhớ hợp tác giữa Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước và Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã được ký kết ngày 29-8-2016 tại Hà Nội đạt hiệu quả./.
Đồng chí Saysomphone Phomvihane đã ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, là danh nhân văn hóa kiệt xuất của Việt Nam, vị lãnh tụ thiên tài của nhân dân Việt Nam. Người đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước của nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân Lào, nhân dân Campuchia. Sức mạnh trong lĩnh vực tổ chức của Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là gắn chặt với nhân dân, lấy nhân dân làm gốc. Người rất tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, luôn coi nhân dân là lực lượng quyết định của cách mạng và luôn chăm lo, giáo dục, động viên sức mạnh của nhân dân.
Đối với cách mạng Lào, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm xây dựng mặt trận đại đoàn kết toàn dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhận thấy Lào là nước có nhiều bộ tộc, nhiều giai cấp, nhiều tầng lớp, nhiều tôn giáo, nhiều lực lượng, ngay từ cuối những năm 40 của thế kỷ trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khuyên Chủ tịch Kaysone Phomvihane nên hết sức coi trọng công tác mặt trận. Người luôn căn dặn các lãnh đạo Lào rằng, muốn đánh thắng đế quốc phải dựa vào nhân dân, lấy dân làm gốc, sức mạnh chiến thắng là sức mạnh của nhân dân. Từ lời khuyên của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Neo Lao Issra (Mặt trận Lào tự do) đã ra đời vào năm 1950.
Sau khi Neo Lao Issra ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khuyên lãnh đạo Lào phải tập trung, chú trọng vào sự đoàn kết, vì có đoàn kết mới có thắng lợi. “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công,” đó là lời căn dặn của Hồ Chủ tịch.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ ra rằng, muốn cứu nước, phải dựa vào nhân dân, vận động nhân dân, lấy người dân làm sức mạnh, nhưng đồng thời cũng phải giành lại quyền lợi cho nhân dân. Lào và Việt Nam có chung một kẻ thù, vì vậy, Lào và Việt Nam phải đoàn kết chiến đấu, vì một mục đích chung là độc lập dân tộc ở mỗi nước.
Theo đồng chí Saysomphone Phomvihane, lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào vào những năm 50 là di sản vô giá, và vẫn còn nguyên giá trị đối với tổ chức mặt trận quốc gia của Lào cho tới hôm nay. Từ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phong trào cách mạng của Lào đã không ngừng phát triển mạnh mẽ, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương cũng như Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Mặt trận Lào Tự do đã vận động được nhân dân Lào trên cả nước, cùng đoàn kết chiến đấu. Kết quả là, Liên minh chiến đấu Lào-Việt Nam và Mặt trận phối hợp Lào-Việt Nam-Campuchia đã đánh thắng thực dân Pháp.
Sau này, khi đổi thành Neo Lao Hak Sat (Mặt trận Lào Yêu nước) vào năm 1956, Ủy ban Trung ương mặt trận Lào tiếp tục thực hiện vai trò tập trung đoàn kết toàn dân Lào cùng với Việt Nam, Campuchia, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa anh em và lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới, để đánh thắng đế quốc Mỹ và bọn tay sai bán nước. Nhờ vậy mà Việt Nam đã thống nhất đất nước vào ngày 30-4-1975, trong khi Lào lập nên nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào vào ngày 02-12-1975.
Sau giải phóng, năm 1979, Mặt trận Lào Yêu nước được đổi tên thành Neo Lao Sang Sat (Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước) để đáp ứng tình hình mới của đất nước. Tuy nhiên, đồng chí Saysomphone Phomvihane nhấn mạnh Mặt trận Lào vẫn tiếp tục truyền thống tốt đẹp của các thế hệ lãnh đạo đi trước; tiếp tục là cơ quan tập trung sự đoàn kết trong nước, tập trung các tầng lớp, giới trí thức, người có công, mọi tôn giáo... cùng đoàn kết góp sức xây dựng và phát triển đất nước.
Hiện mọi công việc của đất nước, từ phát triển kinh tế-xã hội, xóa nghèo, phát triển xã hội, quốc phòng-an ninh, đối ngoại, chỉnh đốn đào tạo cán bộ... Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước đều có vai trò đóng góp. Đến thời điểm hiện tại, Mặt trận Lào xây dựng đất nước đã trải qua 10 kỳ đại hội và luôn hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó.
Đề cập đến nhiệm vụ của Mặt trận hai nước Lào và Việt Nam trong việc góp phần vào việc gìn giữ và vun đắp cho mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước, đồng chí Saysomphone Phomvihane nhấn mạnh trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, tình hình khu vực và quốc tế diễn biến phức tạp, khó lường, có cả cơ hội và thách thức, hợp tác Lào - Việt Nam thời kỳ mới cần phải nâng cao cả về số lượng và chất lượng.
Vì vậy, vai trò của mặt trận thời kỳ mới phải theo sự chỉ đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, kế tục truyền thống, phát triển mở rộng hợp tác cả về chiều rộng và chiều sâu, cả ở trung ương và địa phương, dưới nhiều hình thức (với Việt Nam).
Thứ nhất, để kế tục truyền thống phát triển quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng và nhân dân hai nước, do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kaysone Phomvihane gây dựng và được các thế hệ lãnh đạo hai nước tiếp tục gìn giữ và phát huy ngày càng hiệu quả, đồng chí Saysomphone Phomvihane cho rằng Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải thống nhất hợp tác trong từng giai đoạn.
Đồng chí Saysomphone Phomvihane cũng đặc biệt nhấn mạnh đến sự hợp tác giai đoạn từ nay đến năm 2020 mà hai bên đã ký với nhau trong thời gian đồng chí đến thăm Hà Nội hồi tháng 8-2016.
Thứ hai là hai cơ quan mặt trận của Lào và Việt Nam cần tiếp tục tuyên truyền giáo dục nhân dân các tầng lớp, các tôn giáo, đặc biệt là thế hệ trẻ hai nước hiểu về tầm quan trọng của lịch sử, truyền thống đoàn kết đặc biệt, tình hữu nghị vĩ đại, hợp tác toàn diện giữa Lào - Việt Nam,Việt Nam - Lào, mối quan hệ kiểu mẫu có một không hai trên thế giới, bởi đây là qui luật của sự tồn tại và phát triển của cả Lào và Việt Nam.
Tình hình hiện nay có nhiều thế lực chống đối, muốn phá hoại tình hữu nghị, đoàn kết đặc biệt Lào - Việt Nam, nhưng chúng không thể thực hiện được âm mưu đó, do hai nước luôn cùng nhau nỗ lực gìn giữ, bảo vệ và phát huy.
Thứ ba, nỗ lực tăng cường đoàn kết Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào, cùng nhau hội nhập và phát triển vững mạnh cũng là một trong những công việc mà Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào luôn chỉ đạo Mặt trận phải làm thật tốt. Đều là thành viên ASEAN, hai nước phải cùng hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, về đối ngoại, về phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo.
Thứ tư, phải nêu cao vai trò năng lực của hai tổ chức mặt trận, đó là tập trung đoàn kết, tuyên truyền giáo dục về ý thức là chủ đất nước của người dân hai nước, đóng góp vào sự nghiệp đổi mới Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào đề ra; đặc biệt, là thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng nhân dân cách mạng Lào và Nghị quyết Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đạt hiệu quả thiết thực.
Đồng chí Saysomphone Phomvihane cũng nhấn mạnh hai bên cần quyết tâm thực hiện và đảm bảo Bản ghi nhớ hợp tác giữa Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước và Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã được ký kết ngày 29-8-2016 tại Hà Nội đạt hiệu quả./.
Phó Thủ tướng dự lễ đặt tên, khai giảng Trường THCS Nguyễn Văn Chính  (04/09/2017)
Phát triển quan hệ đặc biệt Việt-Lào chất lượng, hiệu quả, thiết thực  (04/09/2017)
EFTA tìm cách thuyết phục chính phủ Anh trở thành thành viên  (04/09/2017)
Trung Quốc phản đối đe dọa trừng phạt thương mại của tổng thống Mỹ  (04/09/2017)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 28-8 đến 03-9-2017)  (04/09/2017)
Mở ra trang mới trong quan hệ song phương giữa Việt Nam - Ai Cập  (04/09/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay