Hợp tác an ninh ngày càng chặt chẽ giữa Việt Nam và Australia
Phóng viên TTXVN tại Sydney dẫn bài viết của nhà nghiên cứu quốc phòng Brendan Nicholson đăng trên tạp chí The Strategist của Viện nghiên cứu chính sách chiến lược Australia ngày 28-8 nhận định rằng hợp tác an ninh giữa Việt Nam và Australia ngày càng chặt chẽ khi mới đây phía Australia đồng ý giúp triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình của Việt Nam tới Nam Sudan.
Theo bài viết, trong chuyến thăm Hà Nội hôm 25-8, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Marise Payne đã nhất trí việc Lực lượng Không quân Hoàng gia Australia sẽ vận chuyển lực lượng gìn giữ hòa bình của Việt Nam sang quốc gia châu Phi đang gặp khó khăn này và cung cấp một số thiết bị cho phía Việt Nam.
Hợp tác an ninh giữa Canberra và Hà Nội cũng ngày càng được thúc đẩy, các giáo viên Australia tại Việt Nam đang giúp đào tạo tiếng Anh cho các thành viên của một bệnh viện dã chiến (gồm 70 bác sỹ, y tá và nhân viên hỗ trợ) đạt tiêu chuẩn của Liên hợp quốc khi triển khai hoạt động y tế trên quy mô lớn.
Australia cũng đang giúp sỹ quan Việt Nam làm việc theo các quy trình của Liên hợp quốc.
Trong những năm gần đây, quan hệ giữa quân đội hai nước dần trở nên gần gũi hơn.
Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Payne thăm Singapore, Thái Lan, Lào và Việt Nam để thảo luận các vấn đề an ninh khu vực.
Tháp tùng bà là Tướng Adam Findlay, Tư lệnh Lực lượng đặc biệt của quân đội Australia.
Tướng Findlay đã có cuộc gặp với người đồng cấp ở các nước tới thăm để thảo luận về các mối đe dọa an ninh trong khu vực và cách thức nâng cao hợp tác đối phó với những thách thức này.
Theo Bộ trưởng Payne, việc trở thành lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế là một dấu mốc quan trọng của Việt Nam.
Theo bà, chủ trương muốn hợp tác với các quốc gia khác của Việt Nam là dấu hiệu tích cực cho Cộng đồng Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cũng là dấu hiệu rất tốt cho Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời thể hiện sự sẵn sàng của Việt Nam tham gia vào trường quốc tế.
Australia sẽ cung cấp cho Việt Nam các thiết bị đặc biệt trị giá khoảng 400.000 AUD (tương đương 317.000 USD), bao gồm lều bạt cỡ lớn có thể dùng để làm nơi ở, đặt trạm cứu thương và máy phát điện.
Mỹ đã đồng ý cung cấp cho quân đội Việt Nam 2 tòa nhà để làm bệnh viện dã chiến, một tòa ở Việt Nam sẽ được sử dụng để huấn luyện và một tòa ở Nam Sudan.
Mục tiêu của Việt Nam là triển khai tới Nam Sudan trong vòng 12 tháng và khi quân đội có được kinh nghiệm trong gìn giữ hòa bình quốc tế, Việt Nam hy vọng sẽ cử lực lượng cảnh sát và chuyên viên dân sự tham gia các hoạt động của Liên hợp quốc./.
Sự chân thành và thiện chí hợp tác trong chuyến thăm của Tổng Bí thư  (28/08/2017)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Chánh án Tòa án tối cao Hàn Quốc  (28/08/2017)
Diễn đàn phát triển bao trùm về kinh tế, tài chính, xã hội trong APEC  (28/08/2017)
Thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và El Salvador  (28/08/2017)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 21 đến ngày 27-8-2017)  (28/08/2017)
Hội thảo “Bảo đảm bình đẳng giới trong Chương trình giáo dục phổ thông”  (28/08/2017)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm