Bộ trưởng Y tế kiểm tra công tác phòng chống sốt xuất huyết tại Thành phố Hồ Chí Minh
21:06, ngày 29-07-2017
Trước thực tế số ca mắc sốt xuất huyết đang có xu hướng tăng nhanh tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29-7, đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn đầu đã kiểm tra công tác phòng chống, điều trị sốt xuất huyết tại một số địa phương, bệnh viện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Phường Hiệp Thành là địa bàn từ đầu năm đến nay có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất của quận 12 (Thành phố Hồ Chí Minh) với 197 ca mắc, trong đó có 1 trường hợp tử vong.
Kiểm tra tại phường Hiệp Thành, đoàn công tác ghi nhận người dân đã có ý thức phòng chống sốt xuất huyết nhưng mới chỉ dừng lại ở mức “sạch trong nhà, bỏ ngoài sân".
Trên địa bàn này, vẫn còn một số vật dụng phế thải như ly nhựa, vỏ hộp cơm... có nước, chứa lăng quăng xung quanh nhà vẫn chưa được thu dọn.
Theo bà Trịnh Thị Mỹ Lan, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 12, người dân chủ quan, thờ ơ với dịch bệnh, với ý thức bảo vệ môi trường là điều khó khăn nhất trong công tác phòng chống dịch bệnh hiện nay.
“Các đội phòng chống sốt xuất huyết lưu động đã đến tận từng nhà hướng dẫn cách phòng chống bệnh nhưng sau khi lực lượng này rút, kiểm tra lại thì mọi việc lại đâu vào đấy", bà Trịnh Thị Mỹ Lan cho hay.
Theo báo cáo của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thành phố ghi nhận 11.200 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 24% so với cùng kỳ năm 2016) với 4 trường hợp tử vong.
Có 18/24 quận, huyện có số ca bệnh tăng so với cùng kỳ năm 2016, trong đó huyện Cần Giờ và quận 12 tăng cao hơn 100% so với cùng kỳ năm 2016.
Cùng với việc huy động lực lượng phòng chống dịch bệnh, Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết liệt tăng cường xử phạt theo Nghị định 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Trong 6 tháng đầu năm, 10 quận, huyện của thành phố đã xử phạt 75 trường hợp những trường hợp cố tình không thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh.
Đánh giá cao nỗ lực của Thành phố Hồ Chí Minh trong phòng chống sốt xuất huyết, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết cùng với sốt xuất huyết, hiện các dịch bệnh truyền nhiễm khác như tay chân miệng, viêm gan, viêm não Nhật Bản... cũng đang lưu hành khá phổ biến tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Do vậy các ngành chức năng và các địa phương của thành phố phải tập trung, quyết liệt hơn nữa trong công tác phòng chống dịch bệnh, trong đó có sốt xuất huyết, để bảo vệ sức khỏe người dân, đồng thời bảo đảm cho các sự kiện sắp diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh trong khuôn khổ APEC 2017.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, để phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, công tác truyền thông phải đi đầu để người dân có nhận thức đúng về phòng chống dịch bệnh.
“Nhiệm vụ quan trọng là phòng bệnh trước, muốn vậy phải diệt lăng quăng và muỗi mới có thể giảm số ca mắc sốt xuất huyết, khống chế được dịch...", Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh./.
Kiểm tra tại phường Hiệp Thành, đoàn công tác ghi nhận người dân đã có ý thức phòng chống sốt xuất huyết nhưng mới chỉ dừng lại ở mức “sạch trong nhà, bỏ ngoài sân".
Trên địa bàn này, vẫn còn một số vật dụng phế thải như ly nhựa, vỏ hộp cơm... có nước, chứa lăng quăng xung quanh nhà vẫn chưa được thu dọn.
Theo bà Trịnh Thị Mỹ Lan, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 12, người dân chủ quan, thờ ơ với dịch bệnh, với ý thức bảo vệ môi trường là điều khó khăn nhất trong công tác phòng chống dịch bệnh hiện nay.
“Các đội phòng chống sốt xuất huyết lưu động đã đến tận từng nhà hướng dẫn cách phòng chống bệnh nhưng sau khi lực lượng này rút, kiểm tra lại thì mọi việc lại đâu vào đấy", bà Trịnh Thị Mỹ Lan cho hay.
Theo báo cáo của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thành phố ghi nhận 11.200 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 24% so với cùng kỳ năm 2016) với 4 trường hợp tử vong.
Có 18/24 quận, huyện có số ca bệnh tăng so với cùng kỳ năm 2016, trong đó huyện Cần Giờ và quận 12 tăng cao hơn 100% so với cùng kỳ năm 2016.
Cùng với việc huy động lực lượng phòng chống dịch bệnh, Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết liệt tăng cường xử phạt theo Nghị định 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Trong 6 tháng đầu năm, 10 quận, huyện của thành phố đã xử phạt 75 trường hợp những trường hợp cố tình không thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh.
Đánh giá cao nỗ lực của Thành phố Hồ Chí Minh trong phòng chống sốt xuất huyết, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết cùng với sốt xuất huyết, hiện các dịch bệnh truyền nhiễm khác như tay chân miệng, viêm gan, viêm não Nhật Bản... cũng đang lưu hành khá phổ biến tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Do vậy các ngành chức năng và các địa phương của thành phố phải tập trung, quyết liệt hơn nữa trong công tác phòng chống dịch bệnh, trong đó có sốt xuất huyết, để bảo vệ sức khỏe người dân, đồng thời bảo đảm cho các sự kiện sắp diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh trong khuôn khổ APEC 2017.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, để phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, công tác truyền thông phải đi đầu để người dân có nhận thức đúng về phòng chống dịch bệnh.
“Nhiệm vụ quan trọng là phòng bệnh trước, muốn vậy phải diệt lăng quăng và muỗi mới có thể giảm số ca mắc sốt xuất huyết, khống chế được dịch...", Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh./.
Hành trình Đỏ thu hút hơn 34.000 người tham gia hiến máu  (29/07/2017)
Truy tố nguyên đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga cùng đồng phạm  (29/07/2017)
IMF kêu gọi các quốc gia nói không với chủ nghĩa bảo hộ  (29/07/2017)
Quyết định thành lập Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ  (29/07/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên