Quan hệ Việt Nam - Cộng hoà Áo
1. Cộng hoà Áo nằm ở Trung Âu có diện tích 83.870 km2, dân số: 8.133.600 người. Thủ đô: Viên (Wien). Đơn vị tiền tệ :EURO
Áo theo chế độ Cộng hoà, Tổng thống là nguyên thủ quốc gia, nhiệm kỳ 6 năm. Thực quyền nằm trong tay Chính phủ, đứng đầu là Thủ tướng Liên bang nhiệm kỳ 4 năm. Liên minh cầm quyền trước đây gồm và Đảng Nhân dân Áo (ÖVP) và Đảng Tự do (FPÖ) cầm quyền từ tháng 02-2000 đến tháng 9-2002. Đảng đối lập là Đảng Dân chủ xã hội (SPÖ) và Đảng vì Tương lai nước Áo (BZÖ).
Vào tháng 11-2002, Đảng Nhân dân Áo (ÖVP) thu được thành tựu lớn trong cuộc tổng tuyển cử. Sau khi liên minh cùng các Đảng khác thất bại, Đảng Nhân dân Áo đã thành lập chính phủ mới cùng với Đảng Tự do vào tháng 2-2003.
Áo là một nước công nghiệp phát triển với chính sách phúc lợi xã hội cao. Áo thi hành chính sách kinh tế thị trường xã hội, chủ yếu dựa trên cơ sở tư nhân. Những ngành mũi nhọn: luyện kim, cơ khí chế tạo, chế biến gỗ, điện tử, dệt, may mặc, sứ thuỷ tinh. Một số tài nguyên cơ bản: Than đá, than nâu, dầu mỏ, sắt, ma-nhê, nhôm. Kinh tế của Áo phụ thuộc rất lớn vào ngoại thương, chủ yếu buôn bán với các nước châu Âu, trước hết với Đức. Bước vào thập kỷ 90 thế kỷ XX, Áo chủ trương tăng cường quan hệ kinh tế với các nước trong khu vực châu Âu (gia nhập EU 01-1995), mở rộng hợp tác kinh tế với các nước ngoài khu vực, trước hết là các nước châu Á.
- Tháng 7 năm 1991, Việt Nam mở Đại sứ quán thường trú tại Áo.
- Ngày 21 tháng 9 năm 1998, Áo mở Đại sứ quán thường trú tại Việt Nam.
Hai nước đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao. Kể từ năm 1982, phía Áo đã có đoàn chính thức sang thăm Việt Nam do Bộ trưởng Ngoại giao Áo dẫn đầu. Trong thời gian từ thập niên 90 thế kỷ XX đến nay, quan hệ đối ngoại hai nước phát triển ổn định, nhưng chưa thực sự sôi động.
Phía Áo: Tổng thư ký Bộ Ngoại giao Áo, ông Wolfgang Schallenberg và Bộ trưởng Kinh tế và Giao thông Áo Viktor Klimar sang thăm Việt Nam (1-1994); Chủ tịch Phòng kinh tế Liên bang Leopol Maderhammer (2-1994); Tổng thống Liên bang Thomas Klestil cùng hơn 60 doanh nghiệp thăm chính thức Việt Nam (3-1995); Chủ tịch Quốc hội Áo Heinz Fischer (4-1997); Phó chủ tịch thứ 2 Quốc hội Áo (9-1999); Thủ tướng Wolfgang Schuessel dự Hội nghị ASEM 5 (10-2004); Quốc vụ khanh Bộ Giao thông, Sáng kiến và Công nghệ Eduard Mainoni (7-2005); Bộ trưởng Giáo dục, Khoa học và Văn hóa; Bà Elisabeth Gehrer (10-2005); Chủ tịch Hội đồng liên bang Sissy Roth-Halvax (5-2006); Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Hans Winkler (9-2006).
Phía Việt Nam: Thủ tướng Phan Văn Khải cùng các nhà doanh nghiệp Việt Nam thăm Áo (4-1998); Chủ tịch Quốc hội Vũ Mão (6-1998); Phó Chủ tịch Quốc hội Mai Thúc Lân (5-2002); Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa (10-2005). Ngoài các chuyến thăm nói trên, Việt Nam còn cử các đoàn thuộc Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Ban Đối ngoại Trung ương… sang Áo để nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm.
4. Hợp tác và phát triển: Áo tài trợ cho Việt Nam trên 3 lĩnh vực trọng tâm: đường sắt, y tế và giáo dục đào tạo. Đây là những ngành Áo có thế mạnh cũng như có kinh nghiệm trong việc triển khai xây dựng hệ thống đường sắt, y tế và giáo dục hoàn thiện và hiện đại. Năm 1995, hai nước đã thoả thuận thành lập Tổ công tác hỗn hợp nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư. Cho đến nay hai nước đã có 6 kỳ họp của Tổ công tác hỗn hợp, lần cuối cùng hai nước họp tại Viên, Áo vào 11-2004./.
Làng nghề - tiềm năng lớn của Việt Nam  (03/06/2008)
Làng nghề - tiềm năng lớn của Việt Nam  (03/06/2008)
Quốc hội thông qua 11 Luật và và 2 Nghị quyết quan trọng  (03/06/2008)
Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc  (03/06/2008)
Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc  (03/06/2008)
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết bắt đầu chuyến thăm Áo  (03/06/2008)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên