Giao lưu giữa hai Văn phòng Quốc hội Việt Nam và Lào
Nhân kỷ niệm 40 năm Ngày ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác, 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào, từ ngày 24 đến 28-7, tại thành phố Đà Nẵng, Văn phòng Quốc hội Việt Nam và Văn phòng Quốc hội Lào phối hợp tổ chức Hội thảo và giao lưu công tác lần thứ 9.
Đoàn đại biểu Văn phòng Quốc hội Lào do bà Xuanxavan Vinhaket, Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Tổng Thư ký Quốc hội Lào làm Trưởng đoàn; Đoàn đại biểu Văn phòng Quốc hội Việt Nam do ông Nguyễn Hạnh Phúc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội làm Trưởng đoàn.
Phát biểu tại phiên khai mạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đánh giá cao và biểu dương sự hợp tác chặt chẽ giữa Văn phòng Quốc hội Việt Nam và Văn phòng Quốc hội Lào trong thời gian qua.
Việc tổ chức thường niên Hội thảo và giao lưu giữa hai bên thể hiện sự tin cậy cao, chia sẻ kinh nghiệm về vai trò, trách nhiệm của hai cơ quan giúp việc của Quốc hội hai nước. Đây chính là biểu hiện sinh động của quan hệ hợp tác ngày càng thiết thực, hiệu quả giữa Văn phòng Quốc hội Việt Nam và Văn phòng Quốc hội Lào.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn mạnh trong tình hình thế giới tiềm ẩn nhiều bất ổn như hiện nay, quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam là một tấm gương mẫu mực, thủy chung, trong sáng, bền vững, chưa từng có trong quan hệ ngoại giao giữa các nước trên thế giới. Mỗi chúng ta hôm nay rất đỗi tự hào về sự thành công của hai Đảng, hai Nhà nước và càng nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng, trách nhiệm, quyết tâm không ngừng củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống gắn bó, tin cậy đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trong giai đoạn mới.
Hoạt động của hai Quốc hội đã góp phần khẳng định, nâng tầm cao mới quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào. Hội thảo hôm nay của hai Văn phòng Quốc hội rất có ý nghĩa, là một nội dung quan trọng kỷ niệm hai ngày lễ trọng thể của hai nước.
Để tiếp tục duy trì hiệu quả của hoạt động thường niên này, Văn phòng Quốc hội hai nước cần chọn lựa những chủ đề cụ thể từ thực tiễn phục vụ và tham mưu cho Quốc hội trên các lĩnh vực lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về công tác nghiên cứu, tham mưu tổng hợp và thực tiễn phục vụ hoạt động của Quốc hội, giúp Chủ tịch và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội thực hiện công tác đối ngoại, giữ mối liên hệ với các đại biểu Quốc hội; bảo đảm điều kiện hoạt động của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội...
Theo Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, tiếp nối kết quả cuộc hội thảo giữa hai Quốc hội Việt Nam và Lào tại tỉnh Sơn La (Việt Nam) diễn ra vào đầu tháng 7-2017, Hội thảo lần này tập trung thảo luận về “Sự phối hợp giữa Văn phòng Quốc hội với Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong công tác tham mưu, phục vụ hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân” và “Việc thực hiện nhiệm vụ của Ban Thư ký Quốc hội”.
Đây là những nội dung đang đặt ra nhiều vấn đề cần được nghiên cứu, cải tiến để bảo đảm sự thống nhất, hiệu quả, tính chuyên nghiệp, nâng cao hơn nữa chất lượng công tác tham mưu, phục vụ của các cơ quan giúp việc cho Quốc hội và Hội đồng nhân dân, nhất là trong bối cảnh mô hình Ban Thư ký Quốc hội mới được thành lập và đi vào hoạt động theo Luật Tổ chức Quốc hội...
Bà Xuanxavan Vinhaket trong bài phát biểu tại phiên khai mạc khẳng định việc học tập và rút kinh nghiệm cùng các bạn Việt Nam được xem là những bài học quý, kinh nghiệm hay mà các vụ và bộ máy liên quan của Văn phòng Quốc hội Lào vận dụng vào điều kiện thực tiễn của mình. Đồng thời, cuộc giao lưu gặp gỡ lần này cũng là dịp để hai Văn phòng Quốc hội cùng đánh giá khái quát những nội dung đã ký kết trong biên bản hợp tác của hai Văn phòng Quốc hội Lào - Việt Nam về những thành tựu, điểm còn tồn tại để cùng trao đổi, thảo luận, tìm cách giải quyết để hợp tác giữa hai Văn phòng Quốc hội ngày càng đạt được kết quả cao, đáp ứng được yêu cầu trong việc phục vụ nhiệm vụ chính trị của Quốc hội Lào - Việt Nam...
Các đại biểu dự hội thảo đã nghe tham luận của đại diện các Vụ thuộc Văn phòng Quốc hội hai nước và dành thời gian để trao đổi, thảo luận những nội dung liên quan đến hai chủ đề: Việc thực hiện nhiệm vụ của Ban Thư ký và Sự phối hợp giữa Văn phòng Quốc hội và Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong công tác tham mưu, phục vụ hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân./.
Chủ động triển khai các biện pháp tăng cường phòng dịch sốt xuất huyết  (25/07/2017)
Đồng bằng sông Cửu Long: Nhiều hoạt động thiết thực tri ân người có công với cách mạng  (25/07/2017)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 17 đến 23-7-2017)  (25/07/2017)
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách đối với nông dân và sự vận dụng của Đảng ta trong quá trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới  (25/07/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay