Hội thảo, tọa đàm quốc tế về Biển Đông ở các nước Đức, Pháp
Hội thảo quốc tế về Biển Đông tại Đức
Hội thảo quốc tế về vấn đề Biển Đông đã được tổ chức tại Viện Á - Phi thuộc trường Đại học Hamburg, miền Bắc nước Đức.
Chiều 19-5, hội thảo quốc tế về vấn đề Biển Đông đã được tổ chức tại Viện Á - Phi thuộc trường Đại học Hamburg, miền Bắc nước Đức.
Tham dự hội thảo có Giáo sư - Tiến sĩ Thomas Engelbert (Thô-mát Ênh-ghen-bớt) thuộc Viện Á - Phi; Tiến sĩ Bill Hayton (Bin Hây-tơn) - chuyên gia của Viện nghiên cứu quốc tế Hoàng gia Anh; Tiến sĩ Gerhard Will (Ghéc-hát Uyn) - chuyên gia về Đông Nam Á cùng nhiều học giả hàng đầu của Đức nghiên cứu về châu Á, Đông Nam Á và Biển Đông.
Buổi hội thảo cũng thu hút sự quan tâm của nhiều cơ quan truyền thông tại Đức như kênh truyền hình Deutsche Welle, hệ thống truyền thông của Đại học Hamburg cùng khoảng 100 khách mời đến từ nhiều quốc gia như Đức, Mỹ, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ...
Phát biểu khai mạc hội thảo, Giáo sư - Tiến sĩ Engelbert nhấn mạnh vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông là chủ đề mang tính thời sự toàn cầu, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong những năm qua, rất nhiều hội thảo quốc tế về chủ đề này đã được tổ chức ở nhiều nước nhằm phản ánh sự thật khách quan và thực trạng tranh chấp trên Biển Đông.
Theo Giáo sư - Tiến sĩ Engelbert, việc tổ chức hội thảo lần này góp phần giúp giới học giả, các nhà nghiên cứu và người dân Đức có thêm thông tin một cách khách quan về vấn đề Biển Đông, qua đó có thể góp tiếng nói ủng hộ lẽ phải, sự thật lịch sử và lên án những hành động trái với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) và phán quyết của Tòa Trọng tài ở La Hay.
Tiến sĩ Bill Hayton, tác giả của nhiều công trình nghiên cứu về Biển Đông trong đó có cuốn sách “Biển Đông - Cạnh tranh quyền lực ở châu Á”, đã trình bày tham luận với chủ đề “Ai chiếm hữu Biển Đông”. Tham luận tập trung phân tích về vấn đề lịch sử tuyên bố chủ quyền của các bên ở Biển Đông cũng như lý giải vấn đề tranh chấp Biển Đông hiện nay và toan tính của Trung Quốc thông qua yêu sách phi lý của cái gọi là "đường 9 đoạn".
Các đại biểu đã thảo luận sôi nổi, trình bày các quan điểm cũng như đặt ra nhiều câu hỏi dành cho các chuyên gia để làm rõ hơn vấn đề tranh chấp Biển Đông hiện nay, đặc biệt là những hành động phi pháp đang diễn ra như bồi đắp và quân sự hóa các đảo và bãi đá, cũng như nguy cơ gây mất an ninh đối với tuyến hàng hải huyết mạch của thế giới.
Với nhiều tham luận và các ý kiến thảo luận có giá trị, hội thảo quốc tế về Biển Đông lần đầu tiên được tổ chức tại Đại học Hamburg đã cung cấp một bức tranh khá toàn diện và khách quan về vấn đề tranh chấp Biển Đông cho các học giả, nhà nghiên cứu và giới truyền thông Đức cũng như các nước. Thành công của hội thảo này là tiền đề cho các hoạt động nghiên cứu và hội thảo quy mô lớn hơn trong thời gian tới.
Tọa đàm và chiếu phim về Biển Đông tại Pháp
Ngày 19-5, tại trụ sở tổ chức Foyer Việt Nam (Nhà Việt Nam) ở Paris, Foyer Việt Nam đã phối hợp với một số hội đoàn và nhà báo tại Pháp tổ chức buổi tọa đàm về tình hình Biển Đông và chiếu bộ phim về Biển Đông của đạo diễn Marc Petitjean (Mác Pơ-ti-giăng).
Tham dự buổi tọa đàm và chiếu phim có lãnh đạo Foyer Việt Nam, đạo diễn Marc Petitjean, nhà báo Pháp gốc Việt chuyên về các vấn đề châu Á Võ Trung Dũng, đại diện nhóm Nghiên cứu Biển Đông tại Pháp và đông đảo bà con Việt kiều cùng nhiều người Pháp quan tâm đến Việt Nam và Biển Đông.
Trước khi vào phiên thảo luận, ban tổ chức bố trí để mọi người xem trình chiếu bộ phim do đài truyền hình Arte France của Pháp sản xuất và đã phát trên kênh truyền hình Pháp. Bộ phim đã nêu bật được bối cảnh chính trị và hiện trạng các tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông; những thách thức đối với khu vực; tham vọng của Trung Quốc với yêu sách đường 9 đoạn; quan điểm và ý kiến của các quốc gia trong khu vực.
Trong phần thảo luận với sự điều phối của nhà báo Võ Trung Dũng và phần trình bày của đạo diễn Marc Petitjean với vai trò diễn giả chính, mọi người đã tham gia thảo luận và đề cập sâu hơn đến hiện trạng tình hình tranh chấp tại Biển Đông, những hệ quả thực tế và pháp lý từ những hoạt động xây cất của Trung Quốc, tác động và hiệu lực của phán quyết ngày 12-7 của Tòa Trọng tài Quốc tế (PCA), quy chế của các đảo thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và vai trò của các nước lớn trong triển vọng giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông.
Các diễn giả và nhiều ý kiến tại cuộc thảo luận cũng cho rằng tình hình tranh chấp tại Biển Đông tác động và liên quan tới không chỉ các quốc gia trong khu vực mà còn đối với cả nhiều quốc gia khác, nhất là các cường quốc biển.
Buổi tọa đàm và việc tiếp tục trình chiếu rộng rãi bộ phim của kênh truyền hình Pháp Arte France về tình hình Biển Đông góp phần để cộng đồng người Việt tại Pháp, người Pháp và cộng đồng quốc tế hiểu rõ hơn về tình hình Biển Đông và có tác động tích cực tới công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam./.
Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị Quan chức cấp cao G20 lần thứ 3  (21/05/2017)
Thủ tướng Chính phủ: Tạo thuận lợi để mọi người dân phát huy tối đa năng lực, sở trường  (21/05/2017)
Ngày mai, khai mạc kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV  (21/05/2017)
Ông Hassan Rouhani tái đắc cử Tổng thống Iran  (21/05/2017)
Tổng Bí thư gặp mặt đại biểu Chương trình Vinh quang Việt Nam  (20/05/2017)
APEC 2017: Xây dựng một hệ thống thương mại đa phương vững mạnh  (20/05/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay