APEC 2017: Tăng cường kết nối chuỗi cung ứng trong khu vực
Trong khuôn khổ các chuỗi sự kiện Năm APEC 2017, sáng 19-5, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Đối thoại công - tư APEC lần thứ ba về “Thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại và kết nối chuỗi cung ứng thông qua Mạng lưới mô hình cảng điện tử khu vực châu Á - Thái Bình Dương” với sự tham gia của đại diện các nền kinh tế thành viên Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).
Phát biểu khai mạc Đối thoại, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa cho biết sáng kiến về Mạng lưới mô hình cảng điện tử khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APMEN) được thông qua tại Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 24 vào tháng 11-2014 tại Bắc Kinh (Trung Quốc), với mục tiêu hình thành một mạng lưới thương mại, chuỗi cung ứng trong toàn khu vực, kết nối hai bên bờ Thái Bình Dương rộng lớn.
Sáng kiến về Mạng lưới mô hình cảng điện tử khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng tập trung xác định các giải pháp, tạo môi trường tăng cường tính minh bạch của chuỗi cung ứng thông qua hệ thống công nghệ thông tin, truyền thông.
Đây là sáng kiến đóng góp thiết thực cho ưu tiên về kết nối trong APEC, đặc biệt là việc tăng cường kết nối chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị trong khu vực, đóng góp tích cực cho một trong những trụ cột quan trọng nhất của APEC là thuận lợi hóa thương mại.
Đối thoại công - tư APEC lần thứ ba về “Thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại và kết nối chuỗi cung ứng thông qua Mạng lưới mô hình cảng điện tử khu vực châu Á - Thái Bình Dương” nhằm thảo luận về vai trò của Mạng lưới mô hình cảng điện tử khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong việc thực hiện Hiệp định Thuận lợi hóa thương mại (TFA) và Khung đề xuất cho Giai đoạn hai của Kế hoạch hành động khung kết nối chuỗi cung ứng 2017 - 2020.
Tại Đối thoại, các đại biểu đến từ các nền kinh tế thành viên APEC và khối doanh nghiệp kiến nghị về các yếu tố của thuận lợi hóa thương mại. Các đại biểu nhất trí cho rằng, việc tăng cường trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, tư vấn chính sách đóng vai trò then chốt trong quá trình hợp tác chính sách của khu vực.
Các hoạt động của Mạng lưới mô hình cảng điện tử khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Đối thoại lần này đóng góp quan trọng cho sự phát triển bền vững, bao trùm của khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và của từng nền kinh tế thành viên APEC nói riêng./.
Gắn thực hiện Mục tiêu Bogor với bảo đảm bền vững trong phát triển  (19/05/2017)
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và sự thấm nhuần, vận dụng sáng tạo tại Đại hội XII của Đảng  (19/05/2017)
Tiếp tục hoàn thiện các mô hình kinh tế tập thể để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn  (19/05/2017)
Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh để phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”  (19/05/2017)
Đại sứ quán Việt Nam tại Chile tổ chức triển lãm văn hóa tại vùng đất mỏ Antofagasta  (19/05/2017)
Việt Nam tham dự Diễn đàn Thị trưởng các thành phố trên thế giới  (18/05/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay