Tới lượt Văn phòng Chính phủ tính toán khoán kinh phí xe công
22:54, ngày 29-03-2017
Theo văn bản vừa được Văn phòng Chính phủ gửi Bộ Tài chính, đại diện cơ quan này khẳng định đang xây dựng phương án khoán xe ôtô với một số chức danh.
Theo văn bản gửi Bộ Tài chính, đại diện Văn phòng Chính phủ cho biết, cơ quan này thống nhất với các nội dung trong dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng ôtô trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp Nhà nước.
Với phương án đang được Văn phòng Chính phủ xây dựng, đại diện cơ quan này cho hay, các đồng chí có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 đến 1,3 sẽ khoán xe ôtô đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại. Khi đi công tác nội thành, đi sân bay và đi công tác địa phương, Văn phòng Chính phủ sẽ bố trí xe ôtô phục vụ.
Với những cán bộ có hệ số phụ cấp từ 0,7 đến 1,25, phương án được xây dựng là khoán ôtô đi công tác nội thành và đi sân bay. Khi đi công tác địa phương, Văn phòng Chính phủ sẽ bố trí ôtô phục vụ.
Mới đây, trong dự thảo được Bộ Tài chính đưa ra, việc khoán kinh phí xe công từ nơi ở đến cơ quan và ngược lại sẽ là bắt buộc với các chức danh có hệ số phụ cấp từ 1,25 đến thứ trưởng và tương đương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc các tập đoàn kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
Với những chức danh này, dự thảo cho biết, “trường hợp đi công tác thì bố trí xe phục vụ công tác chung phục vụ hoặc nhận khoán theo hình thức tự nguyện”.
Đại diện Bộ Tài chính cũng nêu 2 phương án khoán kinh phí. Một là đưa chi phí sử dụng xe vào thu nhập với mức 6,5 triệu đồng mỗi tháng. Mức khoán này được lưu ý là sẽ được điều chỉnh khi chỉ số CPI biến động trên 20%.
Phương án 2 gần giống với quyết định đã được áp dụng ở Bộ Tài chính cách đây ít lâu, đó là mức khoán được xác định trên cơ sở đơn giá và khoảng cách thực tế đưa đón từ nhà tới cơ quan, khoảng cách đi công tác.
Với riêng phương án này, đơn giá được dự tính theo cách 1 là khoán 16.000 đồng/km và có điều chỉnh khi chỉ số CPI tăng, giảm trên 20%. Cách 2 là có thể xác định đơn giá trên cơ sở giá dịch vụ vận chuyển của phương tiện công cộng tương đương trên thị trường của địa phương. Việc xác định đơn giá cụ thể do bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương quyết định.
Trước đó, từ tháng 10-2016, Bộ Tài chính là đơn vị đi đầu trong việc khoán kinh phí sử dụng xe ôtô đưa đón lãnh đạo. Chế độ khoán được tính với xe đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc hằng ngày của chức danh Thứ trưởng Bộ Tài chính và lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ 1,25 (Tổng cục trưởng và tương đương). Thực tế, sau đó, mức khoán với các lãnh đạo được đại diện Bộ Tài chính cho biết vào khoảng 2-10 triệu đồng một người mỗi tháng./.
Với phương án đang được Văn phòng Chính phủ xây dựng, đại diện cơ quan này cho hay, các đồng chí có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 đến 1,3 sẽ khoán xe ôtô đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại. Khi đi công tác nội thành, đi sân bay và đi công tác địa phương, Văn phòng Chính phủ sẽ bố trí xe ôtô phục vụ.
Với những cán bộ có hệ số phụ cấp từ 0,7 đến 1,25, phương án được xây dựng là khoán ôtô đi công tác nội thành và đi sân bay. Khi đi công tác địa phương, Văn phòng Chính phủ sẽ bố trí ôtô phục vụ.
Mới đây, trong dự thảo được Bộ Tài chính đưa ra, việc khoán kinh phí xe công từ nơi ở đến cơ quan và ngược lại sẽ là bắt buộc với các chức danh có hệ số phụ cấp từ 1,25 đến thứ trưởng và tương đương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc các tập đoàn kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
Với những chức danh này, dự thảo cho biết, “trường hợp đi công tác thì bố trí xe phục vụ công tác chung phục vụ hoặc nhận khoán theo hình thức tự nguyện”.
Đại diện Bộ Tài chính cũng nêu 2 phương án khoán kinh phí. Một là đưa chi phí sử dụng xe vào thu nhập với mức 6,5 triệu đồng mỗi tháng. Mức khoán này được lưu ý là sẽ được điều chỉnh khi chỉ số CPI biến động trên 20%.
Phương án 2 gần giống với quyết định đã được áp dụng ở Bộ Tài chính cách đây ít lâu, đó là mức khoán được xác định trên cơ sở đơn giá và khoảng cách thực tế đưa đón từ nhà tới cơ quan, khoảng cách đi công tác.
Với riêng phương án này, đơn giá được dự tính theo cách 1 là khoán 16.000 đồng/km và có điều chỉnh khi chỉ số CPI tăng, giảm trên 20%. Cách 2 là có thể xác định đơn giá trên cơ sở giá dịch vụ vận chuyển của phương tiện công cộng tương đương trên thị trường của địa phương. Việc xác định đơn giá cụ thể do bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương quyết định.
Trước đó, từ tháng 10-2016, Bộ Tài chính là đơn vị đi đầu trong việc khoán kinh phí sử dụng xe ôtô đưa đón lãnh đạo. Chế độ khoán được tính với xe đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc hằng ngày của chức danh Thứ trưởng Bộ Tài chính và lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ 1,25 (Tổng cục trưởng và tương đương). Thực tế, sau đó, mức khoán với các lãnh đạo được đại diện Bộ Tài chính cho biết vào khoảng 2-10 triệu đồng một người mỗi tháng./.
Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh - nhân tố quyết định sự ổn định và phát triển bền vững chế độ chính trị ở Việt Nam  (29/03/2017)
Công bố Báo cáo xuất, nhập khẩu Việt Nam năm 2016  (29/03/2017)
Công bố Báo cáo xuất, nhập khẩu Việt Nam năm 2016  (29/03/2017)
Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam - Số 12, Quý 4 năm 2016  (29/03/2017)
Huy động nguồn lực của xã hội cho phát triển khoa học - công nghệ  (29/03/2017)
Công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý I năm 2017  (29/03/2017)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên