Ninh Bình vươn mình trong xu thế hội nhập, phát triển
Tự hào truyền thống lịch sử
Ninh Bình là vùng đất cổ, cách đây hơn 3 vạn năm, người Việt cổ đã cư trú trên mảnh đất này. Quá trình biến thiên của lịch sử, vùng đất Ninh Bình có nhiều thay đổi về tên gọi. Năm Minh Mạng thứ 3 (1882), đổi đạo Thanh Bình thành đạo Ninh Bình và chính thức ghi danh Ninh Bình từ đây, với ý nghĩa của một vùng đất vững chãi, bình yên, thể hiện ý chí quật cường, tinh thần anh dũng, quả cảm của nhân dân vùng đất này. Năm Minh Mạng thứ 10 (1892) đổi đạo Ninh Bình thành trấn Ninh Bình; đến năm Minh Mạng thứ 12 (1831) trấn Ninh Bình được đổi thành tỉnh Ninh Bình và đến năm 1883 tỉnh Ninh Bình chính thức được thành lập. Năm 1975, tỉnh Ninh Bình được hợp nhất với tỉnh Nam Hà thành tỉnh Hà Nam Ninh, đến năm 1992, tỉnh Ninh Bình lại được tách ra, chính thức hoạt động theo đơn vị hành chính mới. Ngày nay, tỉnh Ninh Bình bao gồm 2 thành phố và 6 huyện với dân số trên 950.000 người.
Với diện tích gần 1.400 km2, Ninh Bình có địa hình tự nhiên phong phú, được phân thành 3 vùng rõ rệt gồm đồi núi bán sơn địa, vùng đồng chiêm trũng và vùng đồng bằng ven biển đã tạo nên một vùng giàu tiềm năng phát triển toàn diện. Những yếu tố đa dạng về địa hình thiên nhiên đã cấu thành một vùng đất hiểm trở về quân sự, tiến có thể đánh, lui có thể giữ. Chính vì thế, Ninh Bình trở thành một vùng đất mang đầy dấu tích lịch sử chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước từ thời Hai Bà Trưng đến nay. Nửa cuối thế kỷ X, Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong loạn 12 xứ quân, thu giang sơn về một mối vào năm 968, lập vương triều phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở nước ta, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, dựng kinh đô ở đất Hoa Lư, ban hành nhiều chính sách cách tân để xây dựng đất nước. Về sau này, Ninh Bình còn ghi danh trong nhiều chiến thắng vẻ vang của dân tộc trước những cuộc xâm lược của các nước lớn.
Bước chuyển mạnh mẽ
Bước vào thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển, đặc biệt từ khi tái lập tỉnh đến nay, Ninh Bình có những bước chuyển mình mạnh mẽ cả về chất và lượng. Kinh tế của tỉnh có bước phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng liên tục tăng qua các năm, bình quân đạt 17,59% trong 25 năm qua. Năm 2016, tổng giá trị GRDP gấp 52 lần so với năm 1992 (tính theo giá hiện hành); trong đó ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản gấp 11,4 lần, bình quân tăng 10.67%/năm; công nghiệp xây dựng gấp 136,3 lần, bình quân tăng 22,7%/năm; dịch vụ gấp 95,4 lần, bình quân tăng 19.39%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng gấp 196,2 lần, bình quân tăng 19,39%/năm... Năm 2016, Ninh Bình đạt kết quả thắng lợi trong thực hiện thu ngân sách trên địa bàn, đạt 7.264 tỷ đồng, cao nhất từ trước tới nay, gấp 181 lần so với năm 1992; kim ngạch xuất khẩu tăng cao, đạt trên 1 tỷ USD, gấp trên 400 lần so với năm đầu tái lập tỉnh. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt gần 8.300 tỷ đồng; công tác xây dựng nông thôn mới đạt kết quả nổi bật, đến nay toàn tỉnh có 60/119 xã đạt chuẩn nông thôn mới, riêng huyện Hoa Lư đã trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh và là huyện nông thôn mới đầu tiên của cả nước theo tiêu chí mới.
Kinh tế phát triển đã tác động rất lớn đến việc thay đổi kết cấu hạ tầng đô thị, giao thông, thủy lợi và những yếu tố đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài. Hiện Ninh Bình có nhiều tuyến giao thông huyết mạch, quan trọng như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10, tuyến đường cao tốc Pháp Vân (Hà Nội) - Ninh Bình, đường giao thông Bái Đính - Kim Sơn... tạo nhiều thuận lợi cho đầu tư, phát triển. Xuất phát từ một tỉnh thuần nông, sau 25 năm tái lập tỉnh, hiện địa phương có 2 thành phố bao gồm Tam Điệp và Ninh Bình, trong đó thành phố Ninh Bình được đầu tư mở rộng cả về quy mô, cấp độ và tính chất để trở thành đô thị loại I trong tương lai gần, hướng tới thành phố du lịch văn minh, hiện đại.
Với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, nhiều danh thắng, di tích lịch sử đặc trưng, du lịch Ninh Bình đã biết nắm bắt cơ hội, những năm gần đây có nhiều bước phát triển đột phá. Sự kiện Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới đã tạo điều kiện, mở ra cơ hội, vận hội lớn đưa du lịch Ninh Bình trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Năm 2016, Ninh Bình đã đón 6,5 triệu lượt khách, cao nhất từ trước đến nay.
Mặt khác, các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, hoạt động văn nghệ, thể thao, thông tin truyền thông, giải quyết việc làm, an sinh xã hội cũng từng bước được nâng cao, phát triển. Quá trình lịch sử đấu tranh xây dựng và phát triển quê hương của nhân dân Ninh Bình đã sáng tạo một không gian văn hóa đặc sắc, năng động, hiện tỉnh có 1.499 di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có 342 di tích đã được xếp hạng, có 1 di sản thế giới và 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt. Riêng đối với sự nghiệp giáo dục, Ninh Bình có tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia chiếm trên 83%; chất lượng giáo dục toàn diện tiếp tục được nâng lên, Ninh Bình luôn đứng trong tốp đầu các tỉnh có điểm trung bình cao tại các kỳ thi quốc gia. Trong lĩnh vực y tế, các bệnh viện trên địa bàn cơ bản đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, tỉnh hiện có bình quân 32 giường bệnh/1 vạn dân và 8,3 bác sỹ/1 vạn dân, tăng gấp 2 lần so với năm đầu tái lập tỉnh...
Song song với tập trung thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội... Ninh Bình đặc biệt quan tâm và tập trung công tác xây dựng Đảng. Công tác này luôn được tập trung lãnh đạo, triển khai toàn diện, đồng bộ các nhiệm vụ và giải pháp trên cả 3 mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức. Hệ thống chính trị được củng cố, chất lượng hoạt động được nâng lên; phương thức lãnh đạo, năng lực lãnh đạo của các cấp ủy từ tỉnh đến cơ sở được đổi mới, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp được nâng lên đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển của tỉnh.
Đưa Ninh Bình phát triển nhanh và bền vững
Theo bà Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình, trước những thành tựu đã đạt được, Đảng bộ, quân và dân tỉnh Ninh Bình càng ý thức sâu sắc trách nhiệm, nêu cao ý chí quyết tâm, phấn đấu đưa tỉnh phát triển nhanh và bền vững. Thời gian tới, tỉnh tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng và những bài học kinh nghiệm của 25 năm qua, tiếp tục đoàn kết, vượt khó, sáng tạo triển khai thực hiện quyết liệt và đồng bộ phương hướng, các nhiệm vụ, giải pháp Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI đã đề ra. Trong đó, Ninh Bình tập trung công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, nâng cao hiệu quả điều hành của chính quyền các cấp; phấn đấu đưa tỉnh phát triển nhanh và bền vững".
Để thực hiện thắng lợi phương hướng, mục tiêu chủ yếu trên, Ninh Bình tập trung thực hiện 3 khâu đột phá và 7 chương trình trọng tâm, 6 nhiệm vụ giải pháp. Từ đầu nhiệm kỳ 2015 - 2020 đến nay, Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Ninh Bình đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đề ra các giải pháp tổ chức thực hiện cụ thể và đang được các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân nỗ lực thi đua thực hiện. Năm 2017, toàn Đảng bộ tập trung thực hiện chủ đề của năm đã được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh xác định: "Nêu gương về đạo đức và trách nhiệm thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu".
Về các chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, Ninh Bình phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm đạt 8,0% trở lên; cơ cấu kinh tế tiếp tục thay đổi theo hướng tích cực, trong đó công nghiệp - xây dựng chiếm 48%, dịch vụ 42% và nông nghiệp 10%; thu nhập bình quân đầu người đạt 80 triệu đồng/người/năm vào năm cuối nhiệm kỳ; kim ngạch xuất khẩu đạt 1,5 tỷ USD; doanh thu du lịch đạt 3.000 tỷ đồng; phấn đấu có 75 xã và 2 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới...
Với ý chí quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, Đảng bộ, quân và dân Ninh Bình sẽ đoàn kết, đồng lòng, phát huy truyền thống lịch sử, phát huy những tiềm năng, thế mạnh để trong tương lai không xa Ninh Bình sẽ trở thành tỉnh giàu đẹp, văn minh, hiện đại./.
Tổng thống Nhà nước Israel và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam  (26/03/2017)
Tổng thống Nhà nước Israel và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam  (26/03/2017)
Bộ Ngoại giao Nga nói gì về các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ?  (26/03/2017)
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu tiếp khách  (25/03/2017)
Cam kết vì một Liên minh châu Âu vững mạnh hơn  (25/03/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay