Quảng Nam: Kỷ niệm 20 năm ngày khởi công xây dựng Công trình Đại thủy nông Phú Ninh
20:20, ngày 25-03-2017
TCCSĐT - Sáng 25-3-2017, tại xã Tam Đại, huyện Phú Ninh, diễn ra Lễ kỷ niệm 40 năm ngày khởi công xây dựng Đại công trình thuỷ nông Phú Ninh (29-3-1977 - 29-3-2017) do Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam tổ chức. Đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo.
Theo Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, Công trình Đại thủy nông Phú Ninh là một kỳ tích của Đảng bộ và nhân dân Quảng Nam - Đà Nẵng trong công cuộc kiến thiết quê hương sau chiến tranh. Sau 40 năm kể từ ngày khởi công, hệ thống công trình thủy lợi Phú Ninh đã đóng vai trò hết sức to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam. Lễ kỷ niệm 40 năm ngày khởi công xây dựng Công trình Đại thuỷ nông Phú Ninh diễn ra đúng vào dịp địa phương kỷ niệm 20 năm tái lập (1997-2017) và 42 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam (24-3-1975 - 24-3-2017). Việc kỷ niệm này là dịp để tri ân, tôn vinh công lao các cấp lãnh đạo, cán bộ, chiến sỹ và đồng bào đã tham gia chỉ đạo, xây dựng Công trình, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong suốt 40 năm qua.
Sau ngày giải phóng, cùng với chỉ đạo khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quảng Nam - Đà Nẵng đã sớm nhận thức được vai trò quan trọng của thuỷ lợi trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt đời sống của nhân dân nên đã tập trung chỉ đạo triển khai xây dựng và đưa vào hoạt động công trình Đại thuỷ nông Phú Ninh. Đây là một trong những công trình thuỷ lợi lớn nhất ở miền Trung. Sau khi hoàn thành, công trình này đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử phát triển nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam, bảo đảm cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt và đời sống của nhân dân. Hồ Phú Ninh còn là điểm du lịch sinh thái thú vị, góp phần tạo nên bản sắc phong phú cho du lịch, cải thiện môi trường sinh thái và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cho rằng, việc xây dựng Công trình hồ Phú Ninh có nghĩa hết sức to lớn đối với sự thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn của tỉnh Quảng Nam. Trong đó, đời sống của người dân được cải thiện đáng kể, năng suất và sản lượng trong sản xuất nông nghiệp tăng lên rất nhiều lần, góp phần quan trọng vào việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Đến nay, cả tỉnh có trên 30% xã về đích xã nông thôn mới và huyện Phú Ninh trở thành đơn vị huyện về đích huyện nông thôn mới đầu tiên sau thị xã Điện Bàn.
Theo Phó Chủ tịch nước, càng tự hào về những thành quả từ Công trình hồ Phú Ninh mang lại, chúng ta càng biết ơn các đơn vị và những người đã trực tiếp tham gia xây dựng công trình và cảm ơn sự cống hiến quý báu đó. Lễ kỷ niệm này cũng là dịp để các thế hệ cán bộ, công nhân, người lao động và người dân đã xây dựng công trình gặp mặt, ôn lại những kỷ niệm, thành quả lao động của mình.
Phó Chủ tịch nước đề nghị cấp ủy, chính quyền tỉnh Quảng Nam tiếp tục đầu tư sửa chữa, nâng cấp, quản lý an toàn hồ đập, bảo đảm tích trữ đủ nước trong điều kiện biến đổi khí hậu nhằm khai thác tối đa và hài hoà các giá trị của công trình; đồng thời tiếp tục thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Quyết định 889 của Thủ tướng ngày 10-6-2013. Trong đó, tập trung quy hoạch sản xuất quy mô lớn, chuyển đổi cây trồng, sử dụng nước, sản phẩm có giá trị kinh tế cao; quy hoạch cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sử dụng nước; có cơ chế, chính sách thông thoáng nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh tế nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng.
Phó Chủ tịch nước cũng lưu ý Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các đơn vị hữu quan ở Trung ương, nghiên cứu hỗ trợ tỉnh Quảng Nam xây dựng thí điểm mô hình phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh trên cơ sở sử dụng nguồn nước từ hồ Phú Ninh và các công trình thuỷ lợi khác trên địa bàn nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Quảng Nam nói riêng, cả nước nói chung theo hướng bền vững./.
Sau ngày giải phóng, cùng với chỉ đạo khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quảng Nam - Đà Nẵng đã sớm nhận thức được vai trò quan trọng của thuỷ lợi trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt đời sống của nhân dân nên đã tập trung chỉ đạo triển khai xây dựng và đưa vào hoạt động công trình Đại thuỷ nông Phú Ninh. Đây là một trong những công trình thuỷ lợi lớn nhất ở miền Trung. Sau khi hoàn thành, công trình này đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử phát triển nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam, bảo đảm cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt và đời sống của nhân dân. Hồ Phú Ninh còn là điểm du lịch sinh thái thú vị, góp phần tạo nên bản sắc phong phú cho du lịch, cải thiện môi trường sinh thái và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cho rằng, việc xây dựng Công trình hồ Phú Ninh có nghĩa hết sức to lớn đối với sự thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn của tỉnh Quảng Nam. Trong đó, đời sống của người dân được cải thiện đáng kể, năng suất và sản lượng trong sản xuất nông nghiệp tăng lên rất nhiều lần, góp phần quan trọng vào việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Đến nay, cả tỉnh có trên 30% xã về đích xã nông thôn mới và huyện Phú Ninh trở thành đơn vị huyện về đích huyện nông thôn mới đầu tiên sau thị xã Điện Bàn.
Theo Phó Chủ tịch nước, càng tự hào về những thành quả từ Công trình hồ Phú Ninh mang lại, chúng ta càng biết ơn các đơn vị và những người đã trực tiếp tham gia xây dựng công trình và cảm ơn sự cống hiến quý báu đó. Lễ kỷ niệm này cũng là dịp để các thế hệ cán bộ, công nhân, người lao động và người dân đã xây dựng công trình gặp mặt, ôn lại những kỷ niệm, thành quả lao động của mình.
Phó Chủ tịch nước đề nghị cấp ủy, chính quyền tỉnh Quảng Nam tiếp tục đầu tư sửa chữa, nâng cấp, quản lý an toàn hồ đập, bảo đảm tích trữ đủ nước trong điều kiện biến đổi khí hậu nhằm khai thác tối đa và hài hoà các giá trị của công trình; đồng thời tiếp tục thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Quyết định 889 của Thủ tướng ngày 10-6-2013. Trong đó, tập trung quy hoạch sản xuất quy mô lớn, chuyển đổi cây trồng, sử dụng nước, sản phẩm có giá trị kinh tế cao; quy hoạch cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sử dụng nước; có cơ chế, chính sách thông thoáng nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh tế nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng.
Phó Chủ tịch nước cũng lưu ý Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các đơn vị hữu quan ở Trung ương, nghiên cứu hỗ trợ tỉnh Quảng Nam xây dựng thí điểm mô hình phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh trên cơ sở sử dụng nguồn nước từ hồ Phú Ninh và các công trình thuỷ lợi khác trên địa bàn nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Quảng Nam nói riêng, cả nước nói chung theo hướng bền vững./.
Thông điệp chung của Việt Nam gửi tới Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc  (25/03/2017)
Khai mạc Diễn đàn châu Á Bác Ngao năm 2017 tại Trung Quốc  (25/03/2017)
Quảng Nam kỷ niệm 20 năm tái lập và 42 năm ngày giải phóng tỉnh  (25/03/2017)
Khai mạc Hội nghị Ủy ban về các vấn đề nghị viện của APF  (25/03/2017)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên