Thông điệp chung của Việt Nam gửi tới Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc
Trong hai ngày 23 và ngày 24-3, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sĩ), Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã tiến hành các phiên thảo luận cuối cùng, thông qua 42 nghị quyết và quyết định của Chủ tịch Hội đồng tại kỳ họp lần thứ 34.
Đoàn Việt Nam do Đại sứ Dương Chí Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các tổ chức khác tại Geneva, làm trưởng đoàn tham dự kỳ họp này.
Tại kỳ họp, Hội đồng Nhân quyền đã thông qua 26 dự thảo nghị quyết và quyết định của Chủ tịch Hội đồng liên quan đến nhiều vấn đề được cộng đồng quốc tế quan tâm, như quyền lao động, quyền văn hóa và đa dạng văn hóa, tăng cường hợp tác quốc tế về nhân quyền, quyền trẻ em, hoặc khía cạnh quyền con người trên nhiều vấn đề đang nổi lên hiện nay như quyền riêng tư trong kỷ nguyên số, quyền con người và môi trường...
Đồng thời, sau nhiều phiên tranh luận, 47 thành viên Hội đồng Nhân quyền đã bỏ phiếu để thông qua 15 dự thảo nghị quyết khác, đáng chú ý là các nghị quyết về việc hưởng các quyền kinh tế - văn hóa - xã hội, quyền lao động, quyền lương thực, tình hình tại Syria, Iran, các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, khủng bố...
Tham dự kỳ họp, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Dương Chí Dũng và Đoàn Việt Nam đã chủ động tham gia, tích cực đóng góp vào quá trình thảo luận các nghị quyết, quyết định của Khóa 34 trên tinh thần thúc đẩy việc bảo vệ và mở rộng thụ hưởng các quyền của người dân, tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp và thực tiễn quốc tế cũng như các đặc thù về kinh tế, truyền thống văn hóa và phát triển của các quốc gia, khu vực.
Đại sứ Dương Chí Dũng phát biểu tại một số đề mục trong chương trình nghị sự của Hội đồng Nhân quyền kỳ họp này, chuyển tải thông điệp chung của Việt Nam là Hội đồng Nhân quyền cần nỗ lực thúc đẩy đối thoại và hợp tác xây dựng, kiên trì tìm các giải pháp cân bằng và thỏa đáng đối với những bất đồng.
Dự kiến kỳ họp tiếp theo của Hội đồng Nhân quyền sẽ được tổ chức từ ngày 06-6 đến ngày 23-6 tới tại Geneva./.
Khai mạc Diễn đàn châu Á Bác Ngao năm 2017 tại Trung Quốc  (25/03/2017)
Quảng Nam kỷ niệm 20 năm tái lập và 42 năm ngày giải phóng tỉnh  (25/03/2017)
Khai mạc Hội nghị Ủy ban về các vấn đề nghị viện của APF  (25/03/2017)
Việt Nam dự Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng Chánh án các nước ASEAN  (25/03/2017)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên