WB sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam cải cách doanh nghiệp Nhà nước
Chiều 13-12, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cùng lãnh đạo các bộ, ngành đã có cuộc làm việc với Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam Ousmane Dione và các chuyên gia cao cấp của WB để tham vấn về Đề án cải cách doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết Việt Nam đang nỗ lực hoàn thiện Đề án và dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2016-2020.
Sau 15 năm sắp xếp lại, số doanh nghiệp Nhà nước đã giảm mạnh từ khoảng 6.000 xuống còn 718 doanh nghiệp tính đến tháng 10-2016. Trước đây, doanh nghiệp Nhà nước hoạt động ở trên 60 ngành, lĩnh vực thì nay chỉ còn tập trung ở 19 ngành, lĩnh vực, đa số có quy mô vừa và lớn. Tuy số lượng doanh nghiệp Nhà nước giảm nhưng tỷ lệ cổ phần hóa rất thấp, mới chỉ có 8% số vốn được cổ phần hóa.
Phó Thủ tướng đề nghị WB chia sẻ các giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, nhất là ở các khâu: xác định giá trị doanh nghiệp; quy trình ban bố thông tin doanh nghiệp cổ phần hóa trên thị trường chứng khoán; tiêu chuẩn quản trị của doanh nghiệp nhà nước theo thông lệ quốc tế, của các nước OECD hay việc biến một cổ đông nhà nước gần như thành một cổ đông tư nhân, tức là có trách nhiệm bảo lưu và phát triển tài sản...
Các chuyên gia kinh tế của WB chia sẻ với Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ một số nghiên cứu về cải cách doanh nghiệp nhà nước, gắn với việc Việt Nam đang thảo luận về việc thành lập một mô hình cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp.
Các chuyên gia khuyến nghị cần để các doanh nghiệp nhà nước tập trung vào các lĩnh vực quan trọng, liên quan tới an ninh, quốc phòng, gắn với một việc duy nhất là tối đa giá trị tài sản của nhà nước. Cần phải cân bằng được trách nhiệm giải trình và tính độc lập của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước trong mối tương quan với các tập đoàn, tổng công ty, các cơ quan quản lý nhà nước.
Chia sẻ những vướng mắc trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam, một số ý kiến cho rằng cần cổ phần hóa hoàn toàn doanh nghiệp nhà nước có quy mô vừa và nhỏ. Với các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, có thể cổ phần hóa một phần, giúp Chính phủ đạt được các mục tiêu: giảm thiểu khó khăn trong áp dụng quy định về quản trị doanh nghiệp tốt, Chính phủ có thêm lợi nhuận và khi doanh nghiệp này niêm yết trên thị trường chứng khoán thì Chính phủ có thêm công cụ giám sát hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán.
Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam và các chuyên gia kinh tế của WB cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu, thảo luận với các bộ, ngành Việt Nam về các vấn đề liên quan đến thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và sẽ có các khuyến nghị cụ thể để gửi tới Chính phủ Việt Nam.
Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết những khuyến nghị của WB đã được Chính phủ Việt Nam thảo luận và đặt ra trong việc hình thành cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp, nhằm tách bạch chức năng quản lý nhà nước và chức năng cổ đông đại diện chủ sở hữu nhà nước.
Phó Thủ tướng đồng tình với khuyến nghị của WB rằng có nhiều cách để xây dựng mô hình như chuyển mô hình đại diện chủ sở hữu phân tán hiện nay từ các bộ, ngành thành mô hình tập trung với một cơ quan chuyên trách, hoặc thành lập thêm một số Tổng công ty kinh doanh vốn SCIC; thành lập một Cơ quan đại diện nhưng quản lý các SCIC phụ trách các khu vực kinh tế lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh... Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cho rằng mỗi mô hình đều có thuận lợi và hạn chế riêng và đề nghị WB hỗ trợ tư vấn cho Chính phủ Việt Nam.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cảm ơn sự hợp tác của WB đối với Việt Nam và nhấn mạnh những khuyến nghị của WB sẽ giúp Chính phủ Việt Nam có căn cứ để đưa ra quyết sách cải cách doanh nghiệp nhà nước đúng đắn. “Dù lựa chọn mô hình cơ quan đại diện chủ sở hữu nào thì chúng tôi cũng mong WB tiếp tục nghiên cứu hỗ trợ kỹ thuật tương ứng cho Việt Nam trong việc thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu chuyên sâu tới từng lĩnh vực như tài chính, cơ sở hạ tầng, xây dựng, công nghiệp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói.
Trước đó, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chúc mừng ông Ousmane Dione vừa bắt đầu nhận chức Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam từ ngày 12-12. Hai bên bày tỏ coi trọng lẫn nhau, là các đối tác, hợp tác đầu tư quan trọng. WB khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ cải cách thể chế kinh tế, hợp tác đầu tư các dự án phát triển kinh tế, xã hội tại Việt Nam./.
Đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam-Trung Quốc  (13/12/2016)
Bảo đảm tốt hơn quyền lợi của người Việt Nam tại Macau  (13/12/2016)
Việt Nam chủ trương bình đẳng với tất cả các nhà đầu tư  (13/12/2016)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên