Khởi động Chương trình “Tăng cường khả năng chống chịu của thành phố Cần Thơ”
21:19, ngày 13-12-2016
TCCSĐT - Ngày 13-12-2016, tại thành phố Cần Thơ, Ủy ban nhân dân thành phố phối hợp với Chương trình 100 thành phố có khả năng chống chịu (Chương trình 100RC) - khởi xướng bởi Quỹ Rockefeller tổ chức Hội thảo khởi động Chương trình “Tăng cường khả năng chống chịu của thành phố Cần Thơ”.
Tham dự hội thảo có gần 100 đại biểu đại diện Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Xây dựng, Chương trình 100RC khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, Văn phòng biến đổi khí hậu thành phố Đà Nẵng, lãnh đạo một số tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Cần Thơ và đại diện các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp có liên quan.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ Đào Anh Dũng nhấn mạnh: Hội thảo là bước khởi động để định hướng phát triển Chiến lược chống chịu dài hạn cho thành phố Cần Thơ - thành phố trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long - trước các thách thức và tác động bất lợi như hạn hán, ngập lụt, nước biển dâng do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, suy giảm nguồn tài nguyên nước, dịch bệnh,… Việc tăng cường hợp tác quốc tế để đánh giá thực trạng, tìm giải pháp ứng phó hữu hiệu với các thách thức này, tăng cường khả năng chống chịu cho thành phố cũng đồng nghĩa với việc đảm bảo cho sự phát triển bền vững và sự thịnh vượng cho mỗi công dân thành phố và các địa phương lân cận trong vùng.
Bà Lauren Sorkin, Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương Chương trình 100RC cho biết: Được Quỹ Rockefeller thành lập từ năm 2013, Chương trình 100 RC nhằm giúp các cá nhân, cộng đồng, tổ chức, doanh nghiệp và hệ thống quản lý đô thị có khả năng tồn tại, thích nghi, phát triển trước các cú sốc và các áp lực đang ngày càng gia tăng như: hạn hán, lũ lụt, cháy nổ, động đất, tình trạng thiếu nước sạch, thiếu lương thực, tình trạng bạo lực, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng,...
Khả năng chống chịu của các thành phố tham gia chương trình sẽ được tăng cường trên các lĩnh vực: đảm bảo an sinh và sức khỏe của người dân; phát huy vai trò của các tổ chức xã hội và tài chính nhằm đảm bảo cho người dân có cuộc sống yên bình và chung sức hành động để ứng phó với những cú sốc; phát triển kết cấu hạ tầng và bảo vệ hệ sinh thái nhằm tăng năng lực cung cấp những dịch vụ thiết yếu, bảo vệ và kết nối các tầng lớp cư dân đô thị; khuyến khích sự lãnh đạo và quản lý hiệu quả trên cơ sở có sự tham gia tích cực của người dân trong việc xây dựng các kế hoạch có tính lồng ghép và dài hạn.
Bà Lauren Sorkin nhấn mạnh: Là thành phố lớn nhất - thành phố trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ được xác định là thành phố tiên phong, có nhiều điều kiện và cơ hội giữ vai trò đầu tàu trong việc thiết lập và lan rộng khả năng chống chịu trong vùng, góp phần thúc đẩy quá trình chống chịu cho các đô thị Việt Nam, nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong tương lai.
Trở thành thành viên của Chương trình 100RC, thành phố Cần Thơ sẽ nhận được sự hỗ trợ từ Quỹ Rockefeller để phát triển và thực hiện Chiến lược chống chịu thông qua 4 hình thức hỗ trợ.
Thứ nhất, được hướng dẫn tài chính và hậu cần để thiết lập vị trí Chánh Văn phòng về khả năng chống chịu (CRO) trong chính quyền - người chịu trách nhiệm chỉ đạo các nỗ lực nhằm tăng khả năng chống chịu của thành phố;
Thứ hai, được hỗ trợ kỹ thuật để xây dựng chiến lược toàn diện về khả năng chống chịu, trong đó phản ánh được các nhu cầu phát triển có tính đặc thù của thành phố;
Thứ ba, tiếp cận với các đối tác có khả năng giúp chính quyền thành phố xây dựng và thực hiện chiến lược chống chịu;
Thứ tư, tăng cường điều kiện học hỏi, chia sẻ về khả năng chống chịu với các thành phố thành viên của Chương trình 100RC.
Qua trao đổi, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm với thành phố Đà Nẵng - thành phố đã tham gia Chương trình 100RC và đã công bố Chiến lược chống chịu chính thức, hội thảo đã thống nhất một số vấn đề mà chính quyền thành phố Cần Thơ cần quan tâm trong xây dựng và định hướng Chiến lược chống chịu cho thành phố thời gian tới:
- Chiến lược chống chịu của Cần Thơ vừa phải thích hợp với những yếu tố đặc thù về tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố, vừa phải phù hợp với quy hoạch chung về phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Khả năng chống chịu của thành phố phải hướng đến các mục tiêu: giúp người dân có cuộc sống an lành, chất lượng sống ngày càng được nâng cao; thịnh vượng; các doanh nghiệp có điều kiện đầu tư, kinh doanh thuận lợi, ít rủi ro; giữ được những nét riêng và đặc trưng của một thành phố sông nước (xanh- sạch- đẹp, sinh thái đa dạng, sông nước, văn hóa Tây Nam Bộ, sản phẩm đặc thù,…).
- Phải đánh giá được tác động từ những áp lực và những cú sốc lên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường,… của thành phố trong trung và dài hạn. Trên cơ sở đó, xây dựng các chiến lược dài hạn, quy hoạch trung hạn, những giải pháp cụ thể để tăng sức chống chịu, đảm bảo cho thành phố phát triển bền vững. Đặc biệt, chính quyền thành phố cần chú trọng xây dựng Khung thành phố chống chịu, hệ thống hỗ trợ ra quyết định để giảm thiểu các hậu quả, tác động phụ không mong muốn.
- Việc tích cực tham gia chia sẻ kinh nghiệm với các thành phố trong Chương trình 100RC; huy động tối đa sự tham vấn của các chuyên gia địa phương, các sở, ban, ngành, các đoàn thể, các tổ chức, doanh nghiệp và người dân am hiểu thực trạng địa phương sẽ giúp tăng tính khả thi của Chiến lược chống chịu và tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng, ban hành, triển khai thực hiện các kế hoạch nhằm nâng cao khả năng chống chịu của thành phố./.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ Đào Anh Dũng nhấn mạnh: Hội thảo là bước khởi động để định hướng phát triển Chiến lược chống chịu dài hạn cho thành phố Cần Thơ - thành phố trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long - trước các thách thức và tác động bất lợi như hạn hán, ngập lụt, nước biển dâng do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, suy giảm nguồn tài nguyên nước, dịch bệnh,… Việc tăng cường hợp tác quốc tế để đánh giá thực trạng, tìm giải pháp ứng phó hữu hiệu với các thách thức này, tăng cường khả năng chống chịu cho thành phố cũng đồng nghĩa với việc đảm bảo cho sự phát triển bền vững và sự thịnh vượng cho mỗi công dân thành phố và các địa phương lân cận trong vùng.
Bà Lauren Sorkin, Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương Chương trình 100RC cho biết: Được Quỹ Rockefeller thành lập từ năm 2013, Chương trình 100 RC nhằm giúp các cá nhân, cộng đồng, tổ chức, doanh nghiệp và hệ thống quản lý đô thị có khả năng tồn tại, thích nghi, phát triển trước các cú sốc và các áp lực đang ngày càng gia tăng như: hạn hán, lũ lụt, cháy nổ, động đất, tình trạng thiếu nước sạch, thiếu lương thực, tình trạng bạo lực, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng,...
Khả năng chống chịu của các thành phố tham gia chương trình sẽ được tăng cường trên các lĩnh vực: đảm bảo an sinh và sức khỏe của người dân; phát huy vai trò của các tổ chức xã hội và tài chính nhằm đảm bảo cho người dân có cuộc sống yên bình và chung sức hành động để ứng phó với những cú sốc; phát triển kết cấu hạ tầng và bảo vệ hệ sinh thái nhằm tăng năng lực cung cấp những dịch vụ thiết yếu, bảo vệ và kết nối các tầng lớp cư dân đô thị; khuyến khích sự lãnh đạo và quản lý hiệu quả trên cơ sở có sự tham gia tích cực của người dân trong việc xây dựng các kế hoạch có tính lồng ghép và dài hạn.
Bà Lauren Sorkin nhấn mạnh: Là thành phố lớn nhất - thành phố trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ được xác định là thành phố tiên phong, có nhiều điều kiện và cơ hội giữ vai trò đầu tàu trong việc thiết lập và lan rộng khả năng chống chịu trong vùng, góp phần thúc đẩy quá trình chống chịu cho các đô thị Việt Nam, nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong tương lai.
Trở thành thành viên của Chương trình 100RC, thành phố Cần Thơ sẽ nhận được sự hỗ trợ từ Quỹ Rockefeller để phát triển và thực hiện Chiến lược chống chịu thông qua 4 hình thức hỗ trợ.
Thứ nhất, được hướng dẫn tài chính và hậu cần để thiết lập vị trí Chánh Văn phòng về khả năng chống chịu (CRO) trong chính quyền - người chịu trách nhiệm chỉ đạo các nỗ lực nhằm tăng khả năng chống chịu của thành phố;
Thứ hai, được hỗ trợ kỹ thuật để xây dựng chiến lược toàn diện về khả năng chống chịu, trong đó phản ánh được các nhu cầu phát triển có tính đặc thù của thành phố;
Thứ ba, tiếp cận với các đối tác có khả năng giúp chính quyền thành phố xây dựng và thực hiện chiến lược chống chịu;
Thứ tư, tăng cường điều kiện học hỏi, chia sẻ về khả năng chống chịu với các thành phố thành viên của Chương trình 100RC.
Qua trao đổi, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm với thành phố Đà Nẵng - thành phố đã tham gia Chương trình 100RC và đã công bố Chiến lược chống chịu chính thức, hội thảo đã thống nhất một số vấn đề mà chính quyền thành phố Cần Thơ cần quan tâm trong xây dựng và định hướng Chiến lược chống chịu cho thành phố thời gian tới:
- Chiến lược chống chịu của Cần Thơ vừa phải thích hợp với những yếu tố đặc thù về tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố, vừa phải phù hợp với quy hoạch chung về phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Khả năng chống chịu của thành phố phải hướng đến các mục tiêu: giúp người dân có cuộc sống an lành, chất lượng sống ngày càng được nâng cao; thịnh vượng; các doanh nghiệp có điều kiện đầu tư, kinh doanh thuận lợi, ít rủi ro; giữ được những nét riêng và đặc trưng của một thành phố sông nước (xanh- sạch- đẹp, sinh thái đa dạng, sông nước, văn hóa Tây Nam Bộ, sản phẩm đặc thù,…).
- Phải đánh giá được tác động từ những áp lực và những cú sốc lên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường,… của thành phố trong trung và dài hạn. Trên cơ sở đó, xây dựng các chiến lược dài hạn, quy hoạch trung hạn, những giải pháp cụ thể để tăng sức chống chịu, đảm bảo cho thành phố phát triển bền vững. Đặc biệt, chính quyền thành phố cần chú trọng xây dựng Khung thành phố chống chịu, hệ thống hỗ trợ ra quyết định để giảm thiểu các hậu quả, tác động phụ không mong muốn.
- Việc tích cực tham gia chia sẻ kinh nghiệm với các thành phố trong Chương trình 100RC; huy động tối đa sự tham vấn của các chuyên gia địa phương, các sở, ban, ngành, các đoàn thể, các tổ chức, doanh nghiệp và người dân am hiểu thực trạng địa phương sẽ giúp tăng tính khả thi của Chiến lược chống chịu và tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng, ban hành, triển khai thực hiện các kế hoạch nhằm nâng cao khả năng chống chịu của thành phố./.
Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở bảo vệ quyền lợi của nhân dân  (13/12/2016)
Thanh tra các doanh nghiệp cố tình chây ỳ, chậm đóng bảo hiểm  (13/12/2016)
Việt Nam-Australia tăng cường hợp tác phòng, chống tội phạm  (13/12/2016)
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư tại Hội nghị Quân chính toàn quân  (13/12/2016)
Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác đầy tiềm năng Việt Nam-UAE  (13/12/2016)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay