Tuyên dương 102 học sinh người dân tộc thiểu số tiêu biểu
17:58, ngày 05-11-2016
Chiều 05-11-2016, 102 học sinh người dân tộc thiểu số có thành tích học tập tốt đã được vinh danh tại Lễ tuyên dương học sinh dân tộc thiểu số đạt giải cao trong kỳ thi quốc gia, đỗ thủ khoa, điểm cao vào đại học, cao đẳng năm 2016.
Chương trình do Ủy ban Dân tộc đã chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Báo Nông thôn Ngày nay và Báo Tiền Phong tổ chức.
Trong số các học sinh người dân tộc thiểu số đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm nay có một em đoạt giải nhất, 16 em đạt giải nhì, 44 em đạt giải ba và 41 em đạt giải khuyến khích.
Đặc biệt, có nhiều em là người dân tộc rất ít người như em Tống Mỹ Linh, dân tộc Hà Nhì ở Lai Châu, em Tô Thị Nhung, dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên, em Đàm Thị Vân Anh, Hoàng Thùy Trang, Lương Thị Phấn, dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang, em Lệnh Kim Tuyến, dân tộc Giáy ở Hà Giang…
Trong kỳ thi học sinh trung học phổ thông năm 2016, các em cũng đạt điểm cao và đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, trong đó có 39 em đạt từ 27 điểm trở lên.
Theo Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc Nông Quốc Tuấn, lễ khen thưởng nhằm động viên, khích lệ các em nỗ lực phấn đấu hơn nữa trong học tập và vươn lên trong cuộc sống.
Cũng theo Thứ trưởng Nông Quốc Tuấn, trong thời gian qua, số lượng các học sinh người dân tộc thiểu số đạt thành tích cao trong học tập tăng dần qua các năm.
“Đây thực sự là tín hiệu đáng mừng đối với việc phát triển nguồn nhân lực cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong tương lai,” ông Tuấn nói.
Trước đó, chiều 04-11, các em học sinh đã dự buổi gặp mặt Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Phủ Chủ tịch.
Tại buổi gặp, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, trong các năm qua, công tác giáo dục, đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào.
Các cấp học, bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông đều tăng cả về số trường, số lớp và số học sinh.
Tổng số học sinh dân tộc nội trú toàn quốc là 91.193 học sinh (tăng 2.964 học sinh so với năm học 2014-2015).
Hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú và trường dự bị đại học dân tộc cơ bản đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn cán bộ người dân tộc thiểu số cho các địa phương.
Hiện nay, trường phổ thông dân tộc nội trú được thành lập ở 50 tỉnh/thành phố, với 314 trường (3 trường trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, 51 trường cấp tỉnh, 260 trường cấp huyện).
Hầu hết các tỉnh, huyện ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi đều có trường phổ thông dân tộc nội trú, một số địa phương có trường liên huyện, trường cụm xã. Tất cả các dân tộc thiểu số đều đã có con em theo học tại trường phổ thông dân tộc nội trú.
Việc tuyên dương học sinh dân tộc thiểu số có thành tích học tập xuất sắc được Ủy ban dân tộc tổ chức lần đầu tiên năm 2010 và được tổ chức thường niên từ năm 2013./.
Trong số các học sinh người dân tộc thiểu số đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm nay có một em đoạt giải nhất, 16 em đạt giải nhì, 44 em đạt giải ba và 41 em đạt giải khuyến khích.
Đặc biệt, có nhiều em là người dân tộc rất ít người như em Tống Mỹ Linh, dân tộc Hà Nhì ở Lai Châu, em Tô Thị Nhung, dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên, em Đàm Thị Vân Anh, Hoàng Thùy Trang, Lương Thị Phấn, dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang, em Lệnh Kim Tuyến, dân tộc Giáy ở Hà Giang…
Trong kỳ thi học sinh trung học phổ thông năm 2016, các em cũng đạt điểm cao và đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, trong đó có 39 em đạt từ 27 điểm trở lên.
Theo Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc Nông Quốc Tuấn, lễ khen thưởng nhằm động viên, khích lệ các em nỗ lực phấn đấu hơn nữa trong học tập và vươn lên trong cuộc sống.
Cũng theo Thứ trưởng Nông Quốc Tuấn, trong thời gian qua, số lượng các học sinh người dân tộc thiểu số đạt thành tích cao trong học tập tăng dần qua các năm.
“Đây thực sự là tín hiệu đáng mừng đối với việc phát triển nguồn nhân lực cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong tương lai,” ông Tuấn nói.
Trước đó, chiều 04-11, các em học sinh đã dự buổi gặp mặt Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Phủ Chủ tịch.
Tại buổi gặp, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, trong các năm qua, công tác giáo dục, đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào.
Các cấp học, bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông đều tăng cả về số trường, số lớp và số học sinh.
Tổng số học sinh dân tộc nội trú toàn quốc là 91.193 học sinh (tăng 2.964 học sinh so với năm học 2014-2015).
Hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú và trường dự bị đại học dân tộc cơ bản đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn cán bộ người dân tộc thiểu số cho các địa phương.
Hiện nay, trường phổ thông dân tộc nội trú được thành lập ở 50 tỉnh/thành phố, với 314 trường (3 trường trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, 51 trường cấp tỉnh, 260 trường cấp huyện).
Hầu hết các tỉnh, huyện ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi đều có trường phổ thông dân tộc nội trú, một số địa phương có trường liên huyện, trường cụm xã. Tất cả các dân tộc thiểu số đều đã có con em theo học tại trường phổ thông dân tộc nội trú.
Việc tuyên dương học sinh dân tộc thiểu số có thành tích học tập xuất sắc được Ủy ban dân tộc tổ chức lần đầu tiên năm 2010 và được tổ chức thường niên từ năm 2013./.
Việt kiều Lào đầu tiên được trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng  (05/11/2016)
Tổng thống Venezuela đề xuất phương án ổn định giá dầu thế giới  (05/11/2016)
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm của mỗi người  (05/11/2016)
Công sứ Nhật Bản: Tiếp tục thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Nhật Bản  (05/11/2016)
Tôn vinh 703 nhà giáo, nhà khoa học đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2016  (05/11/2016)
Thủ tướng phê duyệt khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân  (05/11/2016)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên