Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm của mỗi người
17:54, ngày 05-11-2016
Ngày 05-11-2016, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc gia “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng". Hội thảo do Đài Tiếng nói Việt Nam chủ trì phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam và các cơ quan nghiên cứu, cơ quan báo chí tổ chức.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tới dự và chỉ đạo Hội thảo. Các đồng chí: Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh đã gửi lẵng hoa chúc mừng sự kiện.
Tại Hội thảo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định: Việt Nam tự hào về lịch sử dựng nước, giữ nước mấy ngàn năm; về nền văn hiến rực rỡ của dân tộc. Trong nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, tiếng Việt là một thành tố quan trọng. Tiếng Việt rất giàu, rất đẹp. Những tác phẩm văn học, thơ ca lớn, những tuyên bố, báo cáo trong lĩnh vực khoa học, văn bản có tính pháp lý của Nhà nước thể hiện trình độ phát triển cao của tiếng Việt. Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định “Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt”. Bác Hồ cũng đã dạy tiếng Việt là tài sản quý báu của dân tộc mà chúng ta phải giữ gìn.
Theo Phó Thủ tướng, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm của mỗi người, đặc biệt là các nhà báo, nhà giáo, nhà văn. Có một thực tế hiện nay là ngoài xã hội, trên các diễn đàn, trong một số tài liệu, báo cáo, trên các ấn phẩm thông tin đại chúng, kể cả trong sách giáo khoa có nhiều biểu hiện thiếu chuẩn mực trong sử dụng tiếng Việt, quá dễ dãi trong phát triển, làm mới tiếng Việt. Hiện tượng lạm dụng, sử dụng ngôn từ, từ tiếng nước ngoài đang ngày càng nhiều. Đáng báo động là không có nhiều, không có đủ sự phân tích, nhắc nhở, phê phán những biểu hiện đó.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Giữ gìn tiếng Việt, sự trong sáng của tiếng Việt đi đôi với việc phát triển, làm mới tiếng Việt. Trong quá trình phát triển, việc tiếp thu thành tựu của văn minh nhân loại hay việc mượn tiếng nước ngoài để làm cho tiếng Việt đầy đủ hơn là yêu cầu khách quan; tuy nhiên việc tiếp thu phải có chọn lọc, loại bỏ được tạp chất.
Nhấn mạnh rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những lời dặn rất sâu sắc về cách nói, cách viết sao cho ngắn gọn, trong sáng, giản dị; Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã từng nói rất rõ ràng về sự trong và sáng của tiếng Việt, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị các nhà báo cần rèn kỹ năng viết những bài báo, câu văn trong trẻo, sáng rõ ý muốn nói. Hội thảo sẽ đưa ra nhiều kiến nghị đối với Nhà nước, xã hội để việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ngày càng được thực hiện tốt hơn.
Hơn 230 tham luận được gửi tới hội thảo khoa học này là cách đánh giá, nhìn nhận, quan điểm của các nhà khoa học trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hội thảo cũng là diễn đàn sôi động, tâm huyết, trí tuệ, bổ ích bàn về công cuộc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt nói chung và tiếng Việt trên truyền thông đại chúng nói riêng.
Các đại biểu tham dự hội thảo tập trung thảo luận về: Vấn đề ngôn ngữ và ngôn ngữ truyền thông đại chúng; những đóng góp của báo chí, truyền thông về ngôn ngữ; tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý đối với việc sử dụng tiếng Việt, coi trọng việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hội thảo cũng là một hoạt động thiết thực, ý nghĩa kỷ niệm 50 năm Thủ tướng Phạm Văn Đồng phát động phong trào “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”.
Trong khuôn khổ hội thảo có 3 phòng thảo luận nhóm về: Những vấn đề chung trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Tiếng Việt trên sóng phát thanh, truyền hình; Tiếng Việt trên báo Việt (báo giấy, báo điện tử)./.
Tại Hội thảo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định: Việt Nam tự hào về lịch sử dựng nước, giữ nước mấy ngàn năm; về nền văn hiến rực rỡ của dân tộc. Trong nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, tiếng Việt là một thành tố quan trọng. Tiếng Việt rất giàu, rất đẹp. Những tác phẩm văn học, thơ ca lớn, những tuyên bố, báo cáo trong lĩnh vực khoa học, văn bản có tính pháp lý của Nhà nước thể hiện trình độ phát triển cao của tiếng Việt. Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định “Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt”. Bác Hồ cũng đã dạy tiếng Việt là tài sản quý báu của dân tộc mà chúng ta phải giữ gìn.
Theo Phó Thủ tướng, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm của mỗi người, đặc biệt là các nhà báo, nhà giáo, nhà văn. Có một thực tế hiện nay là ngoài xã hội, trên các diễn đàn, trong một số tài liệu, báo cáo, trên các ấn phẩm thông tin đại chúng, kể cả trong sách giáo khoa có nhiều biểu hiện thiếu chuẩn mực trong sử dụng tiếng Việt, quá dễ dãi trong phát triển, làm mới tiếng Việt. Hiện tượng lạm dụng, sử dụng ngôn từ, từ tiếng nước ngoài đang ngày càng nhiều. Đáng báo động là không có nhiều, không có đủ sự phân tích, nhắc nhở, phê phán những biểu hiện đó.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Giữ gìn tiếng Việt, sự trong sáng của tiếng Việt đi đôi với việc phát triển, làm mới tiếng Việt. Trong quá trình phát triển, việc tiếp thu thành tựu của văn minh nhân loại hay việc mượn tiếng nước ngoài để làm cho tiếng Việt đầy đủ hơn là yêu cầu khách quan; tuy nhiên việc tiếp thu phải có chọn lọc, loại bỏ được tạp chất.
Nhấn mạnh rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những lời dặn rất sâu sắc về cách nói, cách viết sao cho ngắn gọn, trong sáng, giản dị; Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã từng nói rất rõ ràng về sự trong và sáng của tiếng Việt, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị các nhà báo cần rèn kỹ năng viết những bài báo, câu văn trong trẻo, sáng rõ ý muốn nói. Hội thảo sẽ đưa ra nhiều kiến nghị đối với Nhà nước, xã hội để việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ngày càng được thực hiện tốt hơn.
Hơn 230 tham luận được gửi tới hội thảo khoa học này là cách đánh giá, nhìn nhận, quan điểm của các nhà khoa học trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hội thảo cũng là diễn đàn sôi động, tâm huyết, trí tuệ, bổ ích bàn về công cuộc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt nói chung và tiếng Việt trên truyền thông đại chúng nói riêng.
Các đại biểu tham dự hội thảo tập trung thảo luận về: Vấn đề ngôn ngữ và ngôn ngữ truyền thông đại chúng; những đóng góp của báo chí, truyền thông về ngôn ngữ; tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý đối với việc sử dụng tiếng Việt, coi trọng việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hội thảo cũng là một hoạt động thiết thực, ý nghĩa kỷ niệm 50 năm Thủ tướng Phạm Văn Đồng phát động phong trào “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”.
Trong khuôn khổ hội thảo có 3 phòng thảo luận nhóm về: Những vấn đề chung trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Tiếng Việt trên sóng phát thanh, truyền hình; Tiếng Việt trên báo Việt (báo giấy, báo điện tử)./.
Công sứ Nhật Bản: Tiếp tục thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Nhật Bản  (05/11/2016)
Tôn vinh 703 nhà giáo, nhà khoa học đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2016  (05/11/2016)
Thủ tướng phê duyệt khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân  (05/11/2016)
Việt Nam-Trung Quốc hướng tới ký kết tầm nhìn hợp tác quốc phòng  (05/11/2016)
Quan hệ Ấn Độ-Việt Nam: Từ quá khứ vẻ vang tới tương lai huy hoàng  (05/11/2016)
Hội thảo khoa học và triển lãm ảnh 70 năm Hiến pháp Việt Nam  (05/11/2016)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên