Chính phủ trả lời báo chí xung quanh vụ việc Trịnh Xuân Thanh
21:20, ngày 04-10-2016
Trả lời cho nghi vấn có sự tiếp tay để Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhấn mạnh, đây là việc ngoài ý muốn và không có sự dung túng để Trịnh Xuân Thanh chạy trốn.
Phát biểu về vấn đề này trong phiên họp báo Chính phủ tối 04-10, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng, đây là vấn đề được dư luận quan tâm và cũng cho thấy sự quyết tâm chính trị cao của toàn Đảng, toàn dân.
Liên quan tới Trịnh Xuân Thanh, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo các cơ quan chức năng. Bộ Công an đã khởi tố và ra lệnh truy nã.
Qua đó, Bộ trưởng khẳng định, với cơ quan chức năng, người có thẩm quyền, không có hiện tượng bao che, dung túng che đậy tội phạm chạy trốn.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cho rằng, việc kiểm soát để Trịnh Xuân Thanh chạy trốn là ngoài ý muốn. “Ta không mong muốn thế. Ta tin tưởng với cương vị, trách nhiệm, với người đang sinh hoạt trong cơ quan cấp tỉnh, không nghĩ mức độ như thế”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.
Trước đó, ngày 15-9 Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự: Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại điều 165 Bộ luật Hình sự đồng thời ra lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét đối với Trịnh Xuân Thanh. Tuy nhiên đối tượng Thanh đã bỏ trốn.
Ngày 16-9, thông tin được đăng tải tại Cổng thông tin điện tử Bộ Công an cho hay, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã chính thức ra quyết định truy nã toàn quốc và quốc tế đối với Trịnh Xuân Thanh, được xác định trốn ngày 16-9-2016. Bộ Công an đề nghị sau khi bắt được đối tượng cần phải báo ngay cho cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an.
Trịnh Xuân Thanh nguyên là Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (Tổng công ty PVC), sinh năm 1966 tại Hà Nội. Trước khi bỏ trốn, Trịnh Xuân Thanh sống tại khu đô thị Nam Thăng Long (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ).
Giai đoạn 2011-2013, Trịnh Xuân Thanh cùng lãnh đạo PVC đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý điều hành, thiếu kiểm tra, giám sát, làm trái các quy định của pháp luật về quản lý kinh tế gây thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng, nhiều tổ chức, cá nhân trong Tổng Công ty bị kỷ luật và xử lý hình sự.
Trịnh Xuân Thanh là người chịu trách nhiệm chính về các khuyết điểm, vi phạm và thua lỗ ở PVC, lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ và cho thôi các chức vụ Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty./.
Liên quan tới Trịnh Xuân Thanh, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo các cơ quan chức năng. Bộ Công an đã khởi tố và ra lệnh truy nã.
Qua đó, Bộ trưởng khẳng định, với cơ quan chức năng, người có thẩm quyền, không có hiện tượng bao che, dung túng che đậy tội phạm chạy trốn.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cho rằng, việc kiểm soát để Trịnh Xuân Thanh chạy trốn là ngoài ý muốn. “Ta không mong muốn thế. Ta tin tưởng với cương vị, trách nhiệm, với người đang sinh hoạt trong cơ quan cấp tỉnh, không nghĩ mức độ như thế”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.
Trước đó, ngày 15-9 Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự: Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại điều 165 Bộ luật Hình sự đồng thời ra lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét đối với Trịnh Xuân Thanh. Tuy nhiên đối tượng Thanh đã bỏ trốn.
Ngày 16-9, thông tin được đăng tải tại Cổng thông tin điện tử Bộ Công an cho hay, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã chính thức ra quyết định truy nã toàn quốc và quốc tế đối với Trịnh Xuân Thanh, được xác định trốn ngày 16-9-2016. Bộ Công an đề nghị sau khi bắt được đối tượng cần phải báo ngay cho cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an.
Trịnh Xuân Thanh nguyên là Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (Tổng công ty PVC), sinh năm 1966 tại Hà Nội. Trước khi bỏ trốn, Trịnh Xuân Thanh sống tại khu đô thị Nam Thăng Long (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ).
Giai đoạn 2011-2013, Trịnh Xuân Thanh cùng lãnh đạo PVC đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý điều hành, thiếu kiểm tra, giám sát, làm trái các quy định của pháp luật về quản lý kinh tế gây thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng, nhiều tổ chức, cá nhân trong Tổng Công ty bị kỷ luật và xử lý hình sự.
Trịnh Xuân Thanh là người chịu trách nhiệm chính về các khuyết điểm, vi phạm và thua lỗ ở PVC, lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ và cho thôi các chức vụ Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty./.
Không để tái diễn bổ nhiệm “đúng quy trình nhưng không thực chất”  (04/10/2016)
Tham nhũng, lãng phí ảnh hưởng tới sự tồn vong của đất nước  (04/10/2016)
Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc dự khai mạc Đại hội Hội đồng Giám mục Việt Nam  (04/10/2016)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên