Kiện toàn Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn
TCCSĐT - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về các giải pháp để ổn định đời sống và sản xuất, kinh doanh cho nhân dân 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng sự cố môi trường.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27-11-2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (Ban Chỉ đạo Trung ương).
Theo Quyết định, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương là Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung.
Các Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương gồm Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Huỳnh Văn Tí (Phó Trưởng Ban thường trực), Thứ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trần Thanh Nam.
13 ủy viên gồm: Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải; Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương; Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng; Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga; Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đinh Quế Hải; Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Nguyễn Văn Lý; Phó Chủ tịch Thường trực Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Lều Vũ Điều; Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Tuyết; Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Nguyễn Anh Tuấn; Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam Nguyễn Văn Đạo; Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam Phạm Tất Dong; Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề Nguyễn Hồng Minh (Tổ trưởng Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo Trung ương).
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương có nhiệm vụ bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương.
Ban Chỉ đạo Trung ương có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về phương hướng, cơ chế, chính sách và các giải pháp thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; tổ chức, điều phối hoạt động giữa các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan và các địa phương trong việc triển khai thực hiện chính sách, chương trình, kế hoạch và các hoạt động của Đề án. Trong trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Đồng thời, Ban Chỉ đạo Trung ương có nhiệm vụ tổng hợp kết quả thực hiện; hướng dẫn xây dựng kế hoạch; tổng hợp và đề xuất các chỉ tiêu, nhiệm vụ, nguồn vốn và phương án phân bổ kế hoạch vốn ngân sách Trung ương trung hạn và hằng năm giao cho các bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương thực hiện Đề án; lập kế hoạch vốn ngân sách Trung ương (nguồn vốn sự nghiệp) hằng năm để triển khai các hoạt động phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn thực hiện Đề án, gửi cơ quan thường trực Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tổng hợp chung và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Ổn định đời sống người dân 4 tỉnh miền Trung sau sự cố môi trường
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về các giải pháp để ổn định đời sống và sản xuất, kinh doanh cho nhân dân 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng sự cố môi trường gồm 19 thành viên do Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình làm Trưởng ban. Đại diện lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn làm Phó ban.
Các thành viên khác gồm Đại diện lãnh đạo các bộ, cơ quan: Tài nguyên và Môi trường; Lao động - Thương binh và Xã hội; Tài chính; Khoa học và Công nghệ; Y tế; Công Thương; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tư pháp; Kế hoạch và Đầu tư; Thông tin và Truyền thông; Công an; Văn phòng Chính phủ; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Chủ tịch Ủy ban nhân dân 4 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Ban Chỉ đạo là tổ chức phối hợp liên ngành, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện các giải pháp để ổn định đời sống và sản xuất, kinh doanh cho nhân dân 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng sự cố môi trường (giải pháp ổn định đời sống).
Thành viên Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ chủ động đề xuất về các vấn đề liên quan đến việc xây dựng, thực hiện các giải pháp ổn định đời sống. Căn cứ chức năng, thẩm quyền của mình, chủ động triển khai thực hiện các giải pháp ổn định đời sống được cơ quan có thẩm quyền ban hành. Đồng thời, tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các giải pháp ổn định đời sống theo chức năng, nhiệm vụ của mình.
Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quyết định việc thành lập Tổ công tác triển khai thực hiện thống kê, bồi thường thiệt hại, hỗ trợ khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất, chuyển đổi nghề cho người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường. Thành phần Tổ công tác gồm đại diện lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là Tổ trưởng, đại diện một số bộ, ngành liên quan, đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế./.
Kiểm soát quyền lực nhà nước và phòng, chống tham nhũng  (24/08/2016)
Kiểm toán Nhà nước cần kiểm soát chặt chẽ các tài sản quốc gia  (24/08/2016)
Việt Nam đưa các mối quan hệ quốc tế phát triển chiều sâu  (24/08/2016)
Ngoại trưởng Nhật - Trung - Hàn hội đàm chính thức tại Tokyo  (24/08/2016)
Bảo vệ môi trường là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển  (24/08/2016)
Kiểm tra, làm rõ phản ánh bán đất trái thẩm quyền tại Nam Định  (24/08/2016)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên