Kiểm soát quyền lực nhà nước và phòng, chống tham nhũng
TCCSĐT - Ngày 24-8-2016, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội đã diễn ra buổi Tọa đàm khoa học “Vai trò của nghị viện trong kiểm soát quyền lực nhà nước và phòng, chống tham nhũng”, do Viện Nghiên cứu lập pháp, thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức.
Trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Dự án Quản trị Nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam, Viện Nghiên cứu lập pháp tổ chức cuộc Tọa đàm với chủ đề: “Vai trò của nghị viện trong kiểm soát quyền lực nhà nước và phòng, chống tham nhũng”. Tọa đàm có sự tham dự của nhiều đại biểu đến từ các cơ quan như: Văn phòng Quốc hội, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Ban Nội chính Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,… cùng nhiều nhà nghiên cứu, giảng viên của các học viện, viện nghiên cứu, trường đại học. Bà Eleanor Valentine, chuyên gia Hoa Kỳ về xây dựng và phát triển năng lực nghị viện trình bày và trao đổi kinh nghiệm của một số quốc gia trong giải quyết những vấn đề xoay quanh chủ đề nêu trên. PGS,TS. Hoàng Văn Tú, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp chủ trì Tọa đàm.
Tại Tọa đàm, một số vấn đề cơ bản xoay quanh chủ đề nêu trên đã được trao đổi, trình bày, làm rõ như sau: Nhằm tạo cơ chế kiểm soát quyền lực, hiến pháp của nhiều quốc gia trên thế giới quy định: quyền lực nhà nước được chia thành ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Giữa những nhánh quyền lực này có mối quan hệ bằng một cơ chế đối trọng, kiểm soát lẫn nhau. Quốc hội là cơ quan lập pháp, tùy theo từng quốc gia, cơ quan này có thể được tổ chức theo hình thức một viện duy nhất hoặc hai viện. Song song với quyền lập pháp, quyền giám sát là cũng quyền năng cơ bản của quốc hội, giữ vai trò quan trọng trong việc phòng, chống lạm quyền và tham nhũng. Trên phương diện nguyên tắc, Nhà nước có trách nhiệm tự bảo đảm tính minh bạch trong hoạt động của mình. Tuy nhiên, tham nhũng lại là một hiện tượng gắn liền với quyền lực nhà nước, xuất hiện trực tiếp từ sự lạm dụng quyền lực nhà nước trong quá trình thực thi công vụ của đội ngũ công chức. Theo quyền năng của mình, quốc hội có thể ban hành những đạo luật nhằm bảo đảm sự trong sạch trong hoạt động của nhà nước. Do đó, những vấn đề như: lãnh đạo trung thực, chính phủ cởi mở, kê khai tài sản cá nhân,… được quốc hội nhiều quốc gia trên thế giới điều chỉnh bằng cách ban hành những đạo luật cụ thể.
Để bảo đảm hoạt động của cơ quan hành pháp theo đúng nguyên tắc luật định, quốc hội của nhiều quốc gia thực hiện quyền giám sát chính phủ bằng hình thức tiến hành các cuộc điều tra và điều trần. Về trách nhiệm, chính phủ phải tuân thủ nguyên tắc minh bạnh, khả thi và bình đẳng trong những chính sách và quyết định của mình. Chính phủ có trách nhiệm giải trình trước quốc hội và điều chỉnh những quyết định, chính sách của mình, khi cần thiết. Vì vậy, hoạt động giám sát của nghị viện là một biện pháp quan trọng trong việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý những hành vi lạm dụng quyền lực. Kiểm soát quyền lực là biện pháp quan trọng nhất trong việc phòng, chống tham nhũng.
Hiệu quả giám sát của Quốc hội cũng là một vấn đề được các đại biểu tham dự Tọa đàm quan tâm. Theo đó, cùng với cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, năng lực, trình độ, kỹ năng giám sát của Quốc hội là những yếu tố quyết định hiệu quả của công tác giám sát. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy, hiệu quả giám sát còn phụ thuộc nhiều vào một số yếu tố khác nữa, trong đó có công tác nghiên cứu của quốc hội. Các cơ quan nghiên cứu của Quốc hội có trách nhiệm tiếp nhận, điều tra, đánh giá, xử lý thông tin về các vấn đề xã hội từ nhiều nguồn khác nhau để phục vụ quốc hội trong hoạt động lập pháp và giám sát. Bên cạnh đó, để giúp cho hoạt động lập pháp và giám sát đạt hiệu quả, các cơ quan nghiên cứu này còn phải thực hiện tốt những nghiên cứu mang tính dự báo. Trong phòng, chống tham nhũng, sự hợp tác, liên kết nghiên cứu, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm giữa quốc hội các quốc gia trên thế giới là phương pháp mang lại hiệu quả cao. Liên minh Nghị viện Thế giới là một diễn đàn quốc tế để quốc hội các quốc gia chia sẻ thông tin trong việc phòng, chống tham nhũng.
Bà Eleanor Valentine cũng cung cấp thêm thông tin về những vấn đề như: pháp luật về công khai thông tin, tiếp cận thông tin, tự do thông tin... của một số quốc gia trên thế giới. Đây là những điều kiện không thể thiếu trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Các đại biểu tham dự Tòa đàm cũng đặt ra nhiều câu hỏi xoay quanh những vấn đề trên. Hầu hết những câu hỏi đặt ra đều được trả lời và lý giải cặn kẽ. Tọa đàm đã cung cấp những thông tin pháp lý hết sức hữu ích cho các đại biểu tham dự. Đối với Quốc hội Việt Nam, trong quá trình hội nhập quốc tế, việc tìm hiểu, tham khảo thông tin, kinh nghiệm của các quốc gia phát triển về kiểm soát quyền lực nhà nước và phòng, chống tham nhũng là việc làm rất cần thiết./.
Kiểm toán Nhà nước cần kiểm soát chặt chẽ các tài sản quốc gia  (24/08/2016)
Việt Nam đưa các mối quan hệ quốc tế phát triển chiều sâu  (24/08/2016)
Ngoại trưởng Nhật - Trung - Hàn hội đàm chính thức tại Tokyo  (24/08/2016)
Bảo vệ môi trường là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển  (24/08/2016)
Kiểm tra, làm rõ phản ánh bán đất trái thẩm quyền tại Nam Định  (24/08/2016)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên