Ngoại trưởng Nhật - Trung - Hàn hội đàm chính thức tại Tokyo
TCCSĐT - Ngày 24-8, cuộc hội đàm chính thức giữa Ngoại trưởng ba nước Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đã diễn ra tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản.
Tại buổi hội đàm, các Ngoại trưởng đã tiến hành thảo luận về chính sách chống khủng bố, vấn đề Triều Tiên gần đây liên tục phóng tên lửa, thử hạt nhân; và việc cải thiện, tăng cường quan hệ giữa ba nước, trong đó có hợp tác kinh tế, trao đổi nguồn nhân lực và đàm phán hướng tới ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) ba bên. Đặc biệt, các ngoại trưởng đã thảo luận việc thống nhất sớm tổ chức Hội nghị thượng đỉnh ba bên, dự kiến trong năm nay.
Trước đó, tối 23-8, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị đã có buổi hội đàm kín kéo dài một giờ về những căng thẳng gần đây giữa hai nước xung quanh quần đảo tranh chấp mà Tokyo gọi là Senkaku, trong khi Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư, trên biển Hoa Đông.
Ông Kishida cũng có buổi hội đàm song phương với Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se về việc thực hiện thỏa thuận giữa hai nước đối với vấn đề "phụ nữ mua vui", theo đó Nhật Bản sẽ chuyển cho Hàn Quốc một tỷ yen (khoảng 8,9 triệu USD) vào Quỹ Hàn gắn và Tái hòa giải, do chính phủ Hàn Quốc thành lập nhằm hỗ trợ các phụ nữ Hàn Quốc bị ép buộc phục vụ tình dục cho binh sỹ Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Nhật - Trung - Hàn hối thúc tuân thủ nghị quyết trừng phạt Triều Tiên
Vài giờ trước khi Ngoại trưởng ba nước bắt đầu nhóm họp, Triều Tiên đã phóng thử một tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm (SLBM), động thái bị xem là vi phạm các nghị quyết của Liên hợp quốc cấm nước này sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo. Tên lửa này đã bay khoảng 500km và rơi xuống biển, trong vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Nhật Bản.
Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc dẫn thông báo của Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JSC) cho rằng vụ phóng thử tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm (SLBM) của Triều Tiên dường như là nhằm đẩy cao căng thẳng đáp trả cuộc tập trận chung “Người bảo vệ tự do Ulchi” mà liên quân Hàn - Mỹ đang tiến hành và hành động này rõ ràng đã vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Ngoài ra, JSC cho biết tầm bay của tên lửa trong vụ phóng lần này đã được cải thiện so với các vụ thử SLBM trước đây.
Kết thúc cuộc họp chính thức 3 bên thường niên tại Tokyo, các ngoại trưởng Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đã nhất trí hối thúc Triều Tiên kiềm chế hành động khiêu khích và tuân thủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Phát biểu với báo giới sau cuộc hội đàm, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết 3 bên khẳng định không tha thứ cho hành động phóng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, đồng thời hối thúc Triều Tiên kiềm chế các hành động khiêu khích. Các bên cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế cần tuân thủ đầy đủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về những biện pháp trừng phạt Triều Tiên.
Trong một thông cáo báo chí chung, ông Kishida cho biết các ngoại trưởng cũng nhất trí thu xếp một cuộc gặp thượng đỉnh 3 bên vào cuối năm nay tại Nhật Bản. Ngoài ra, các bên còn nhất trí sẽ hợp tác vì sự thành công của Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) nhóm họp vào đầu tháng 9 tới tại Trung Quốc, cũng như đẩy nhanh quá trình đàm phán để đạt được hiệp định thương mại tự do 3 bên.
Tại cuộc họp báo sau cuộc gặp 3 bên, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố Bắc Kinh phản đối chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, cũng như phản đối mọi hành động châm ngòi căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ra tuyên bố lên án mạnh mẽ vụ Triều Tiên phóng thử SLBM sáng sớm 24-8, phớt lờ những lời cảnh báo của cộng đồng quốc tế và nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Tuyên bố kêu gọi Bình Nhưỡng từ bỏ ngay việc phát triển hạt nhân và tên lửa, đồng thời nêu rõ Seoul sẽ nỗ lực siết chặt các biện pháp trừng phạt quốc tế và gia tăng sức ép với Triều Tiên.
Trung Quốc "kiên quyết phản đối" triển khai THAAD ở Hàn Quốc
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã nói với người đồng cấp Hàn Quốc rằng Bắc Kinh "kiên quyết phản đối" Mỹ triển khai một Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở Hàn Quốc.
Ông Vương Nghị nêu rõ Trung Quốc bày tỏ hy vọng Hàn Quốc và Trung Quốc có thể tìm kiếm một giải pháp thích hợp mà cả hai bên đều có thể chấp nhận được trong vấn đề này.
Trước đó, ngày 17-8, truyền thông Hàn Quốc dẫn một nguồn tin quân đội cho biết ngoài việc triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở Hàn Quốc, Mỹ còn có kế hoạch thiết lập một hệ thống phòng thủ hải quân kiểu THAAD bằng cách lắp đặt các tên lửa đánh chặn trên các tàu chiến của Hàn Quốc được bố trí ở ngoài khơi Bán đảo Triều Tiên trước năm 2020./.
Bảo vệ môi trường là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển  (24/08/2016)
Kiểm tra, làm rõ phản ánh bán đất trái thẩm quyền tại Nam Định  (24/08/2016)
Bắc Kạn thiết thực học tập và làm theo Bác với việc giúp đỡ các xã khó khăn xây dựng nông thôn mới  (24/08/2016)
Bắc Kạn thiết thực học tập và làm theo Bác với việc giúp đỡ các xã khó khăn xây dựng nông thôn mới  (24/08/2016)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay