IMF chuẩn bị giải ngân khoản tín dụng 634 triệu USD cho Iraq
22:27, ngày 09-07-2016
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết khoản tín dụng đầu tiên trị giá 634 triệu USD, sẽ sớm được giải ngân cho Iraq, quốc gia đang rất cần nguồn tài chính để ổn định cán cân thanh toán và đảm bảo các nghĩa vụ trả nợ.
Số tiền trên là một phần trong chương trình cứu trợ kéo dài ba năm, trị giá 5,34 tỷ USD, mà tổ chức tài chính này mới thông qua cho Chính phủ Iraq vực dậy nền kinh tế.
Phát biểu trong một cuộc họp báo, Trưởng phái đoàn IMF tại Iraq Christian Josz nêu rõ khoản cho vay trên nhằm hỗ trợ Chính phủ Iraq khôi phục kinh tế trong nước, trong bối cảnh khủng bố hoành hành và giá dầu tụt dốc.
Tuy nhiên, IMF cũng yêu cầu Iraq cắt giảm chi tiêu công, tăng các khoản thuế (gồm cả thuế nhập khẩu) và tăng cường chống nạn tham nhũng và rửa tiền.
Thống đốc Ngân hàng trung ương Iraq Ali al-Alaq cho biết lãi suất hàng năm của khoản vay trên không quá 1,5%. Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Iraq Hoshyar Zebari cho biết nước này dự kiến sẽ phát hành trái phiếu quốc tế trị giá 2 tỷ USD trong năm nay.
Năm ngoái Iraq không phát hành trái phiếu quốc tế do lãi suất cao. IMF cho hay nền kinh tế Iraq đã suy giảm 2,4% trong năm 2015, bất chấp sản lượng dầu tăng 13%. Các lĩnh vực kinh tế khác (không tính dầu mỏ) giảm 19% do hậu quả của cuộc xung đột với Tổ chức nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và các nỗ lực cải cách tài chính.
Nền kinh tế Iraq - vốn chủ yếu dựa vào các nguồn thu từ dầu mỏ - đã bị ảnh hưởng nặng nề do giá dầu lao dốc trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, Chính phủ Iraq cũng đang phải tiêu tốn nhiều tiền vào cuộc chiến chống IS, tổ chức hiện đang kiểm soát một diện tích rộng lớn tại nước này kể từ năm 2014.
Trong năm 2015, Iraq cũng nhận được khoản vay 1,7 tỷ USD từ Ngân hàng Thế giới (WB) và 833 triệu USD từ IMF./.
Phát biểu trong một cuộc họp báo, Trưởng phái đoàn IMF tại Iraq Christian Josz nêu rõ khoản cho vay trên nhằm hỗ trợ Chính phủ Iraq khôi phục kinh tế trong nước, trong bối cảnh khủng bố hoành hành và giá dầu tụt dốc.
Tuy nhiên, IMF cũng yêu cầu Iraq cắt giảm chi tiêu công, tăng các khoản thuế (gồm cả thuế nhập khẩu) và tăng cường chống nạn tham nhũng và rửa tiền.
Thống đốc Ngân hàng trung ương Iraq Ali al-Alaq cho biết lãi suất hàng năm của khoản vay trên không quá 1,5%. Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Iraq Hoshyar Zebari cho biết nước này dự kiến sẽ phát hành trái phiếu quốc tế trị giá 2 tỷ USD trong năm nay.
Năm ngoái Iraq không phát hành trái phiếu quốc tế do lãi suất cao. IMF cho hay nền kinh tế Iraq đã suy giảm 2,4% trong năm 2015, bất chấp sản lượng dầu tăng 13%. Các lĩnh vực kinh tế khác (không tính dầu mỏ) giảm 19% do hậu quả của cuộc xung đột với Tổ chức nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và các nỗ lực cải cách tài chính.
Nền kinh tế Iraq - vốn chủ yếu dựa vào các nguồn thu từ dầu mỏ - đã bị ảnh hưởng nặng nề do giá dầu lao dốc trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, Chính phủ Iraq cũng đang phải tiêu tốn nhiều tiền vào cuộc chiến chống IS, tổ chức hiện đang kiểm soát một diện tích rộng lớn tại nước này kể từ năm 2014.
Trong năm 2015, Iraq cũng nhận được khoản vay 1,7 tỷ USD từ Ngân hàng Thế giới (WB) và 833 triệu USD từ IMF./.
Chỉ số S&P 500 tăng mạnh, áp sát mức cao kỷ lục từ trước đến nay  (09/07/2016)
Mâu thuẫn sắc tộc tiếp tục gây nhức nhối trong xã hội Mỹ  (09/07/2016)
Bộ trưởng Y tế: Cần tăng cường đầu tư cho trẻ em gái vị thành niên  (09/07/2016)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn  (09/07/2016)
Chủ tịch nước tiếp đoàn Giáo sư đoạt giải Nobel dự "Gặp gỡ Việt Nam"  (09/07/2016)
Liên đoàn các nhà báo ASEAN tăng cường hợp tác, chia sẻ thông tin  (09/07/2016)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên