NATO triển khai lực lượng răn đe mới, Nga sẵn sàng đáp trả
22:07, ngày 09-07-2016
Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho biết ngày 08-7-2016, lãnh đạo các nước NATO đã nhất trí triển khai lực lượng đa quốc gia tới các nước Baltic và Ba Lan, đồng thời giao nhiệm vụ cho đại sứ các nước này giải thích về biện pháp trên với Moskva vào tuần tới.
Phát biểu tại cuộc họp báo, ông Stoltenberg nói rằng các tiểu đoàn được triển khai sẽ rất mạnh và mang tính đa quốc gia. Theo ông, việc triển khai nhằm thể hiện rõ rằng một cuộc tấn công vào một đồng minh sẽ được coi là cuộc tấn công vào toàn thể NATO.
Ông Stoltenberg nói: “Song song với việc tăng cường răn đe và phòng thủ, chúng tôi tiếp tục theo đuổi đối thoại mang tính xây dựng với Nga. Nước này không thể và không nên bị cô lập... Chúng tôi sẽ thông báo với Nga về các quyết định được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh."
Bốn tiểu đoàn được NATO triển khai sẽ do Mỹ, Đức, Anh và Canada đứng đầu.
Theo ông Stoltenberg, sự hiện diện của các tiểu đoàn ở sườn phía Đông sẽ được duy trì chừng nào còn cần thiết và không bị giới hạn về thời gian. Biện pháp này là một thành tố trong quá trình áp dụng khả năng răn đe và phòng thủ toàn diện hơn của NATO do cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Theo kế hoạch, bốn tiểu đoàn tại Litva, Latvia, Estonia và Ba Lan có số lượng mỗi đơn vị từ 800 đến 1.200 người.
Trước đó, ngày 07-7-2016, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nhấn mạnh sẽ không có chuyện Nga "bỏ qua không có lời đáp trả" đối với kế hoạch tăng cường hoạt động quân sự tại sườn phía Đông của NATO.
Theo bà Zakharova, nội dung thảo luận chính của cuộc họp sắp tới giữa Nga và NATO dự kiến vào ngày 13-7 tới sẽ là về những quyết định của NATO về tăng cường hoạt động tại sườn phía Đông của khối này và những hậu quả đối với mọi khía cạnh của an ninh châu Âu./.
Ông Stoltenberg nói: “Song song với việc tăng cường răn đe và phòng thủ, chúng tôi tiếp tục theo đuổi đối thoại mang tính xây dựng với Nga. Nước này không thể và không nên bị cô lập... Chúng tôi sẽ thông báo với Nga về các quyết định được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh."
Bốn tiểu đoàn được NATO triển khai sẽ do Mỹ, Đức, Anh và Canada đứng đầu.
Theo ông Stoltenberg, sự hiện diện của các tiểu đoàn ở sườn phía Đông sẽ được duy trì chừng nào còn cần thiết và không bị giới hạn về thời gian. Biện pháp này là một thành tố trong quá trình áp dụng khả năng răn đe và phòng thủ toàn diện hơn của NATO do cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Theo kế hoạch, bốn tiểu đoàn tại Litva, Latvia, Estonia và Ba Lan có số lượng mỗi đơn vị từ 800 đến 1.200 người.
Trước đó, ngày 07-7-2016, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nhấn mạnh sẽ không có chuyện Nga "bỏ qua không có lời đáp trả" đối với kế hoạch tăng cường hoạt động quân sự tại sườn phía Đông của NATO.
Theo bà Zakharova, nội dung thảo luận chính của cuộc họp sắp tới giữa Nga và NATO dự kiến vào ngày 13-7 tới sẽ là về những quyết định của NATO về tăng cường hoạt động tại sườn phía Đông của khối này và những hậu quả đối với mọi khía cạnh của an ninh châu Âu./.
IMF hạ dự báo tăng trưởng khu vực Eurozone sau Brexit  (09/07/2016)
Thủ tướng lo các thiết chế văn hóa, thể thao cho công nhân  (09/07/2016)
Nâng mức trợ cấp đối với thanh niên xung phong  (08/07/2016)
Những nội dung quan trọng trong Nghị quyết họp Chính phủ tháng 6  (08/07/2016)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Tập đoàn TCC Thái Lan  (08/07/2016)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên