Eurozone tiếp tục giải ngân 7,5 tỷ euro cứu trợ cho Hy Lạp
Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) ngày 21-6 đã giải ngân 7,5 tỷ euro (tương đương 8,5 tỷ USD) cho Hy Lạp, nhằm giúp nước này ổn định tình hình tài chính trong vài tháng tới.
Số tiền trên nằm trong gói cứu trợ mới trị giá 10,3 tỷ euro (12 tỷ USD) dành cho Athens được Nhóm 19 bộ trưởng tài chính của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurogroup) thông qua hồi tháng Năm vừa qua.
Sau cuộc gặp với Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Euclid Tsakalotos tại thủ đô Athens, ông Klaus Regling - người đứng đầu Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM), cơ quan phụ trách giải ngân các khoản cứu trợ cho Hy Lạp, xác nhận ESM đã giải ngân 7,5 tỷ euro cho Athens, sau khi đợt đánh giá đầu tiên về chương trình cứu trợ quốc tế cho thấy Hy Lạp về cơ bản đã thực thi nghiêm túc các cam kết cải cách, chủ yếu về thuế và lương hưu.
Ông Regling cam kết ESM sẽ tiếp tục cung cấp các khoản vay cho Athens dựa trên các điều kiện thuận lợi và cho biết tỷ lệ lãi suất Hy Lạp phải trả cho các khoản vay này là dưới 1% với kỳ hạn thanh toán trung bình lên tới 32 năm. Người đứng đầu ESM cũng khẳng định mong muốn hỗ trợ nền kinh tế Hy Lạp vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Quyết định giải ngân khoản cứu trợ 7,5 tỷ euro nói trên cho Hy Lạp được Eurozone đưa ra hôm 17-6, một ngày sau khi hàng nghìn người Hy Lạp biểu tình tại Athens phản đối các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" mới do Thủ tướng Alexis Tsipras, đưa ra nhằm đổi lấy khoản cứu trợ.
Theo những dự báo tăng trưởng được công bố gần đây, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết trong năm 2016, Hy Lạp có thể là quốc gia duy nhất thuộc Eurozone ở trong tình trạng suy thoái.
Mức tăng trưởng của nước này dự kiến âm 0,3% do cuộc khủng hoảng nợ công vẫn tiếp tục ảnh hưởng tới kinh tế, trong khi nợ công ước tính lên tới gần 200% Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP)./.
Chủ tịch Quốc hội: Cân nhắc thêm vốn xây nông thôn mới cho Cao Bằng  (21/06/2016)
Thủ tướng đồng ý đề xuất xây dựng Khu Du lịch Quốc gia York Đôn  (21/06/2016)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 13 đến ngày 19-6-2016)  (21/06/2016)
Thủ tướng: Báo chí cần liên tục đổi mới, đáp ứng đòi hỏi của nhân dân  (21/06/2016)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên