Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 13 đến ngày 19-6-2016)
TCCSĐT - Nếu cử tri Anh lựa chọn Brexit trong ngày trưng cầu dân ý 23-6 tới, mức cầu trên thị trường đảo quốc này sẽ suy giảm đáng kể. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế như Việt Nam, Campuchia hay Hong Kong (Trung Quốc).
Thành lập Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định thành lập Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia. Hội đồng gồm 39 thành viên do Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ làm Chủ tịch Hội đồng. Ba Phó Chủ tịch Hội đồng gồm: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Minh Hưng (Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng); Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng; Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia Vũ Viết Ngoạn.
Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia có nhiệm vụ thảo luận, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những chủ trương, chính sách, đề án lớn và những vấn đề quan trọng trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ. Bên cạnh đó, Hội đồng tư vấn cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ quyết định các chính sách, kế hoạch tài chính, tiền tệ trong từng thời kỳ; các biện pháp chỉ đạo điều hành của Chính phủ và của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện có hiệu quả các chính sách, kế hoạch đã được quyết định; tư vấn một số vấn đề khác liên quan đến việc thực hiện chính sách, kế hoạch tài chính, tiền tệ khi được Thủ tướng Chính phủ giao.
Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia làm việc theo nguyên tắc tư vấn và theo Quy chế làm việc của Hội đồng do Thủ tướng Chính phủ quy định. Tổ Thư ký giúp việc làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Brexit sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng của Việt Nam, Campuchia, Hong Kong
Theo một nghiên cứu của tờ "Thời báo Tài chính" công bố hôm 18-6, kịch bản nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, có thể sẽ tác động đến tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế châu Á. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, đây không phải là một nguy cơ lớn đe dọa đến triển vọng kinh tế khu vực, bởi thị trường Anh hiện chỉ chiếm khoảng 0,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả châu Á.
Nếu cử tri Anh lựa chọn Brexit trong ngày trưng cầu dân ý 23-6 tới, mức cầu trên thị trường đảo quốc này sẽ suy giảm đáng kể. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế như Việt Nam, Campuchia hay Hong Kong (Trung Quốc). Bên cạnh đó, Brexit có thể khiến đồng bảng Anh xuống giá, dẫn đến những bất ổn trên thị trường tài chính - tiền tệ thế giới.
Trong đó, đồng ringgit của Malaysia và đồng rupiah của Indonesia sẽ chịu tác động nặng nề nhất, bởi thực tế cho thấy trong trường hợp xảy ra bất ổn, hai đồng tiền này dễ bị tổn thương hơn. Vấn đề đặt ra hiện nay là các tập đoàn lớn của châu Á như Nissan, Toyota... sẽ phản ứng như thế nào đối với Brexit. Trong một tuyên bố gần đây, hãng Toyota cho rằng việc nước Anh tiếp tục ở lại EU sẽ giúp họ mở rộng hoạt động sản xuất - kinh doanh, từ đó tăng cường khả năng cạnh tranh.
Tờ "Thời báo Tài chính" dẫn lời các nhà kinh tế của hãng nghiên cứu độc lập Capital Economics cho rằng, Brexit còn tác động gián tiếp đến châu Á khi châm ngòi cho nhiều vấn đề nảy sinh tại thị trường châu Âu. Theo lập luận của phe ủng hộ Brexit, sau khi rời khỏi EU, nước Anh sẽ tự do đàm phán và ký kết thỏa thuận thương mại với các nền kinh tế phát triển năng động ở châu Á. Tuy nhiên, họ khó có thể tiếp cận với thị trường chung và đầy tiềm năng ở châu Âu.
Mặc dù vậy, tờ "Thời báo Tài chính" cho rằng đà suy giảm của nền kinh tế Trung Quốc và chu kỳ tăng lãi suất cơ bản của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tác động đến châu Á nhiều hơn là Brexit.
Vàng đi lên trong khi dầu xuống mức thấp nhất hơn một tháng qua
Giá dầu thế giới trong phiên giao dịch ngày 16-6 giảm mạnh, trong bối cảnh các mối lo ngại về kịch bản Anh rời khỏi EU (Brexit) ngày một tăng, khi cuộc trưng cầu dân ý tại Anh đang đến gần. Kết thúc phiên này, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 7-2016 giảm 1,8 USD so với phiên trước xuống 46,21 USD/thùng - mức thấp nhất trong hơn một tháng qua. Tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 8-2016 giảm 1,78 USD xuống 47,19 USD/thùng, mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 9-5.
Carsten Fritsch, chuyên gia phân tích của Commerzbank, cho biết giá dầu đã giảm ngày thứ sáu liên tiếp ghi dấu đợt giảm dài nhất kể từ tháng Hai. Trong khi đó, trên thị trường tiền tệ, đồng USD tăng giá so với đồng euro, đồng CAD của Canada và đồng franc Thụy Sĩ, gây sức ép giảm giá đối với dầu mỏ - mặt hàng được giao dịch bằng đồng bạc xanh. Ngoài ra, các mối lo về tình trạng dư cung vẫn đeo bám thị trường dầu.
Một thông tin khác cũng tạo thêm sức ép giảm đối với giá dầu là việc Bộ Năng lượng Mỹ công bố báo cáo cho hay dự trữ dầu của nước này giảm 900.000 thùng trong tuần kết thúc vào ngày 10-6, thấp hơn nhiều so với mức dự báo giảm hơn 2 triệu thùng mà các chuyên gia tham gia cuộc khảo sát của hãng tin Bloomberg đưa ra.
Trong khi đó, cùng ngày, giá vàng thế giới đi lên trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất và đồng USD rơi xuống mức thấp của 21 tháng so với đồng yen. Chốt phiên này, giá vàng giao tháng Tám tại Sàn giao dịch kim loại New York (COMEX) tăng 10,10 USD lên 1.298,40 USD/ounce. Tính từ đầu tháng Sáu tới nay, giá vàng giao ngay đã tăng 7%, sau khi rơi xuống mức thấp nhất trong ba tháng rưỡi hôm 30-5.
Các chuyên gia nhận định thái độ cẩn trọng của Fed trước thềm cuộc trưng cầu dân ý diễn ra tại Anh vào ngày 23-6 tới đã làm giảm sức hấp dẫn của các tài sản rủi ro và thúc đẩy các nhà đầu tư mua vàng và trái phiếu. Phiên này, giá vàng tính theo đồng bảng Anh đã tăng 2% lên 928 bảng/ounce, mức cao nhất trong ba năm qua.
Hồi đầu tháng Sáu, những đồn đoán về khả năng Fed sẽ tăng lãi suất trong mùa Hè đã dịu bớt, sau khi Mỹ công bố số liệu không mấy khả quan về thị trường lao động trong tháng 5-2016. HSBC đánh giá rằng Fed càng trì hoãn tăng lãi suất, giá vàng càng được hưởng lợi.
Quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới, SPDR Gold Shares, cho biết lượng vàng do quỹ này nắm giữ đã tăng 0,23% lên 900,75 tấn trong phiên 15-6, mức cao nhất kể từ tháng 10-2013.
Eurozone nhất trí giải ngân khoản cứu trợ tiếp theo cho Hy Lạp
Bộ trưởng tài chính các nước Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) ngày 16-6 đã nhất trí giải ngân 7,5 tỷ euro (8,4 tỷ USD) cho Hy Lạp, giúp nước này ổn định tài chính trong vài tháng tới. Đây là một phần trong gói cứu trợ thứ 3 trị giá 86 tỷ euro mà các chủ nợ quốc tế thông qua hồi tháng 7 năm ngoái. Quyết định này được các bộ trưởng đưa ra tại cuộc họp ở Luxembourg sẽ giúp Chính phủ Hy Lạp thanh toán 2 khoản nợ khổng lồ cho Ngân hàng trung ương châu Âu vào tháng 7 tới.
Ông Klaus Regling, người đứng đầu Cơ chế bình ổn châu Âu, cơ quan phụ trách giải ngân các khoản cứu trợ cho Hy Lạp, cho biết quyết định kỹ thuật giải ngân sẽ được các quan chức cấp cao đưa ra ngày 17-6 và Chính phủ Hy Lạp sẽ nhận được tiền vào tuần tới.
Quyết định giải ngân khoản cứu trợ cho Hy Lạp được đưa ra một ngày sau khi hàng nghìn người Hy Lạp biểu tình tại Athens phản đối các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" mới do Thủ tướng Alexis Tsipras, đưa ra nhằm đổi lấy khoản cứu trợ. Theo thỏa thuận trong chương trình cứu trợ thứ 3 với các chủ nợ, Hy Lạp phải thực hiện một loạt biện pháp tăng thuế mới và cải cách lương hưu gây tranh cãi.
Thị trường việc làm chưa ổn định, Fed quyết định không tăng lãi suất
Ngày 15-6, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định giữ nguyên mức lãi suất cho vay ở biên độ từ 0,25 - 0,5% được áp dụng từ tháng 12-2015 tới nay trong bối cảnh thị trường việc làm không chắc chắn, đồng thời không đưa ra thông báo cụ thể về đợt nâng lãi suất kế tiếp.
Trong một tuyên bố, Fed cho biết cuộc họp mới nhất của Ủy ban Thị trường mở Liên bang, cơ quan hoạch định chính sách của Fed, đã kết luận rằng nhịp độ tăng trưởng việc làm ở Mỹ đã chậm lại, ngay cả khi nền kinh tế về tổng thể đã tăng trưởng và những tác động của việc sụt giảm xuất khẩu đã giảm bớt.
Theo Fed, cần một bức tranh rõ ràng hơn về sự phát triển của nền kinh tế Mỹ trước khi đưa ra quyết định tăng lãi suất trở lại. Tháng 12-2015, Fed đã nâng lãi suất cơ bản lần đầu tiên sau gần 1 thập kỷ duy trì ở mức thấp kỷ lục 0-0,25%. Trong tháng Năm vừa qua, nền kinh tế Mỹ chỉ tạo ra 38.000 việc làm, mức yếu nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.
Một số nhà kinh tế dự báo Fed có thể tăng lãi suất vào tháng Bảy tới nếu thị trường việc làm hồi phục trở lại và các thị trường tài chính vẫn ổn định sau khi Anh bỏ phiếu vào tuần tới về khả năng rời bỏ Liên minh châu Âu (EU)./.
Thủ tướng: Báo chí cần liên tục đổi mới, đáp ứng đòi hỏi của nhân dân  (21/06/2016)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Đặc phái viên Bí thư thứ nhất Đảng cộng sản Cuba  (20/06/2016)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Lào  (20/06/2016)
Thủ tướng yêu cầu 5 tỉnh Tây Nguyên cải thiện môi trường đầu tư  (20/06/2016)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay