Việt Nam - Nhật Bản trao đổi kinh nghiệm xây nhà thư viện Quốc hội
Sáng 14-6, tại Hà Nội, Văn phòng Quốc hội phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức tọa đàm kinh nghiệm xây dựng tòa nhà thư viện Quốc hội quốc gia Nhật Bản. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án hỗ trợ, nâng cao năng lực của thư viện Quốc hội Việt Nam giữa Văn phòng Quốc hội Việt Nam và JICA.
Tại Nhật Bản, thư viện Quốc hội là thư viện Quốc gia, trong khi ở Việt Nam, thư viện Quốc hội và thư viện Quốc gia là hai chủ thể độc lập. Thư viện Quốc hội là đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội Việt Nam được thành lập theo quyết định của Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhằm kiện toàn bộ máy cơ quan tham mưu, giúp việc của Quốc hội theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả.
Thư viện Quốc hội có nhiệm vụ cung cấp đầy đủ thông tin phục vụ hoạt động của các đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong quá trình chuẩn bị xem xét các dự án, đề án, báo cáo trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Về chủ trương, việc xây dựng tòa nhà thư viện Quốc hội đã được xác định trong quy hoạch chi tiết khu trung tâm chính trị Ba Đình do Bộ Xây dựng lập.
Các đại biểu dự tọa đàm nhận định việc có thêm không gian cho hoạt động thư viện Quốc hội là hết sức cần thiết và phù hợp với xu thế phát triển chung của Quốc hội Việt Nam. Đây là vấn đề khá mới mẻ bởi thiết chế về thư viện Quốc hội còn mới, chức năng của thư viện Quốc hội Việt Nam khác với hệ thống thư viện trong nước, vì vậy cần có thêm nhiều thông tin tư vấn, kinh nghiệm của các nước khác về vấn đề này để có thư viện phù hợp với xu hướng phát triển của Quốc hội Việt Nam.
Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện Quốc hội trong thời gian tới, các đại biểu cho rằng cần tăng cường vai trò của thư viện Quốc hội trong việc là trung tâm tri thức khoa học lập pháp để hỗ trợ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội thực hiện các chức năng nhiệm vụ của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất; đáp ứng một cách đầy đủ, tin cậy, khách quan, kịp thời các yêu cầu cung cấp thông tin, nghiên cứu của các đại biểu Quốc hội để phục vụ hiêu quả việc thảo luận, thông qua các quyết định của Quốc hội.
Đồng thời, thư viện Quốc hội cần tổ chức thông tin về hoạt động của Quốc hội một cách hữu hiệu, góp phần công khai, minh bạch về tổ chức, hoạt động của Quốc hội, phục công chúng trong việc tiếp cận tri thức; mở rộng mối quan hệ hợp tác với các thư viện trong và ngoài nước, các viện, cơ quan nghiên cứu để tận dụng các tri thức liên quan đến hoạt động của Quốc hội, phục vụ cho việc thực hiện các nhiệm vụ của thư viện Quốc hội...
Dự án hỗ trợ, nâng cao năng lực của thư viện Quốc hội Việt Nam được thực hiện từ tháng 01-2014 và kết thúc vào tháng 01-2017. Qua ba năm triển khai, dự án đã hỗ trợ Văn phòng Quốc hội và thư viện Quốc hội nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả./.
Chủ tịch Hội đồng Nhân dân và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội tái đắc cử  (14/06/2016)
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh gặp Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc  (14/06/2016)
Báo Campuchia viết về tiềm năng hợp tác kinh tế Campuchia-Việt Nam  (14/06/2016)
Việt Nam sẽ nỗ lực bảo đảm tốt hơn quyền của mọi người dân  (14/06/2016)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 06 đến ngày 12-6-2016)  (14/06/2016)
Mỹ - Ấn Độ xây dựng quan hệ đối tác bền vững thế kỷ XXI  (14/06/2016)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên