Tình trạng cá chết hàng loạt tại Hà Tĩnh: Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu sớm làm rõ nguyên nhân để ổn định sản xuất, đời sống
Ngày 24-4, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã tới Hà Tĩnh thăm hỏi bà con ngư dân, kiểm tra tình trạng nuôi trồng thủy sản lồng bè tại xã Kỳ Hà, kiểm tra thiệt hại và việc nuôi thả tôm tại phường Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh. Sau đó, Phó Thủ tướng đã có cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh và thị xã Kỳ Anh.
Khẩn trương nhưng phải khoa học, thận trọng
Kết luận cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chia sẻ khó khăn, thiệt hại với bà con ngư dân Hà Tĩnh và các tỉnh miền Trung do cá chết bất thường trong những ngày qua. Theo Phó Thủ tướng, ngoài thiệt hại kinh tế, sự việc còn tạo ra sự bất ổn trong sản xuất, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản của ngư dân, gây ra tâm lý hoang mang trong việc tiếp tục sản xuất, tiêu thụ hải sản.
Phó Thủ tướng cũng ghi nhận sự nỗ lực, vào cuộc nhanh chóng của lãnh đạo các địa phương, các bộ, ngành Trung ương.
“Chính phủ đặc biệt quan tâm đến vấn đề này, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng đã có những chỉ đạo kịp thời, cụ thể đến các bộ, ngành, địa phương để nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, ổn định đời sống cho nhân dân vùng chịu thiệt hại”, Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng thẳng thắn nhìn nhận còn có sự lúng túng, bị động trong việc ứng phó, xác định nguyên nhân, khắc phục hậu quả của các cơ quan chức năng. Có nguyên nhân khách quan đây là lần đầu tiên xảy ra hiện tượng cá chết bất thường trên diện rộng. Cũng có nguyên nhân hạn chế về kinh nghiệm, trang thiết bị, đặc biệt là hệ thống quan trắc còn thiếu, việc kiểm soát môi trường ở các cơ sở sản xuất còn khó khăn.
Để sớm khắc phục hậu quả, ổn định và khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương kiểm tra để làm rõ nguyên nhân trên cơ sở khoa học, thận trọng nhưng phải nhanh nhất, sớm nhất theo tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng gợi ý các bộ, ngành có thể hợp tác với các chuyên gia quốc tế, các đơn vị uy tín, có nhiều kinh nghiệm để sớm xác định nguyên nhân cá chết hàng loạt.
“Nếu nguyên nhân được xác định là do các tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân gây ra, thì sẽ tiến hành điều tra, làm rõ, xử lý nghiêm theo pháp luật, không loại trừ bất kỳ trường hợp nào”, Phó Thủ tướng chỉ đạo.
Về phía ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu cần sớm nghiên cứu, kiến nghị các giải pháp hỗ trợ để người dân khôi phục và phát triển sản xuất.
“Trong khi chờ xác định nguyên nhân, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dựa trên tình hình thực tế và trách nhiệm chuyên môn, hướng dẫn các hộ sản xuất, bà con ngư dân phục hồi sản xuất, phát triển kinh doanh”, Phó Thủ tướng chỉ đạo.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các tỉnh thống kê đầy đủ, chính xác mức độ thiệt hại của người dân, thiệt hại đối với sản xuất; chủ động, kịp thời thăm hỏi bà con, hỗ trợ những gia đình khó khăn, hộ nghèo, gia đình chính sách để bà con ổn định cuộc sống.
Bên cạnh đó, các địa phương cũng cần phối hợp chặt chẽ với các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xác định nguyên nhân, thống nhất thời điểm để người dân tiếp tục sản xuất. Mặt khác, cũng cần tăng cường kiểm soát môi trường, yêu cầu các doanh nghiệp, các hộ sản xuất trên địa bàn, mọi người dân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, chấp hành các quy định về xả thải ra môi trường.
“Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phải chủ động phối hợp với chính quyền, cơ quan chức năng, cơ quan điều tra trong việc thanh kiểm tra. Chủ động, tự giác thông báo với cơ quan chức năng về việc vi phạm quy định về môi trường”, Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng yêu cầu các địa phương chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra định kỳ, đột xuất các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn, đặc biệt các doanh nghiệp có hệ thống thải khí, nước ra môi trường. Xây dựng hệ thống quan trắc độc lập để kiểm soát, kịp thời phát hiện các vi phạm môi trường.
Đánh giá cao sự vào cuộc kịp thời, quyết liệt, trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin của các cơ quan báo chí, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng trong vụ việc này, báo chí đã vào cuộc sớm, tích cực góp phần tháo gỡ khó khăn cho người dân. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng đề nghị các cơ quan báo chí cần đưa tin một cách đầy đủ, chính xác, khách quan để không vô tình gây thiệt hại, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
Vào cuộc kịp thời
Theo báo cáo của tỉnh Hà Tĩnh, dấu hiệu cá chết hàng loạt xảy ra đầu tiên vào rạng sáng ngày 06-4 tại các lồng nuôi cá thuộc khu vực cảng Vũng Áng nằm trên địa bàn xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh. Liên tiếp những ngày sau đó, cá, tôm, ngao nuôi tại một số xã, phường trên địa bàn thị xã Kỳ Anh chết hàng loạt. Cũng trong khoảng thời gian trên, các loài thủy, hải sản tự nhiên ngoài biển cũng chết, trôi dạt vào bờ. Thống kê sơ bộ, tổng thiệt hại với thủy, hải sản nuôi tại tỉnh Hà Tĩnh vào khoảng 4,7 tỷ đồng.
Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã kịp thời kiểm tra thực địa tình hình, chỉ đạo các sở, ngành tiến hành kiểm tra, lấy mẫu, theo dõi diễn biến. Tỉnh cũng chỉ đạo địa phương xử lý cá chết, khuyến cáo các giải pháp để nuôi trồng, khai thác thuỷ hải sản bảo đảm môi trường, đồng thời tích cực phối hợp cùng với các cơ quan chức năng để tìm nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt.
Cũng theo báo cáo của tỉnh, hiện nay tình hình đã ổn định, môi trường dọc bờ biển, các cửa sông và khu vực nuôi đã được xử lý, bảo đảm vệ sinh, không bị ô nhiễm. Tại một số lồng nuôi, người dân đã tiếp tục thả cá giống với số lượng ít và cá sinh sống bình thường.
Về phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, theo Thứ trưởng Vũ Văn Tám, Bộ đã cử đoàn lấy mẫu, giám sát hiện tượng cá chết ngay từ ngày 07-4. Hiện tại, Bộ đang giao các cơ quan chức năng phân tích để lấy mẫu, xác định nguyên nhân. Dự kiến, sau từ 3 đến 5 ngày nữa sẽ có kết quả xác định nguyên nhân ban đầu. Hiện tại, Bộ đang cử chuyên gia xuống cùng với ngư dân để giám sát, kiểm tra nguồn nước xác định thời điểm tiếp tục thả nuôi.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân cho biết, Bộ đã giao các đơn vị trong ngành lấy mẫu, đồng thời thành lập đoàn để kiểm tra, đánh giá tình hình, kịp thời vào cuộc để phân tích, lấy mẫu, sớm tìm ra nguyên nhân.
Ông Nhân cho biết, ngành Tài nguyên và Môi trường đang làm hết sức mình để thực hiện Chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ để sớm xác định rõ nguyên nhân cá chết hàng hoạt, giúp ngư dân ổn định sản xuất./.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình trao tặng nhà tình thương tại Long An  (24/04/2016)
Kết thúc khảo sát chung tại khu vực thỏa thuận ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ  (24/04/2016)
Khánh thành Khu di tích thành lập Quân đoàn 2 tại Quảng Trị  (24/04/2016)
Phe Áo Đỏ phản đối dự thảo hiến pháp mới của Thái Lan  (24/04/2016)
Khởi công dự án đầu tư 4 tỷ USD tại Quảng Nam  (24/04/2016)
Khô hạn, nắng nóng tác động mạnh đến đà tăng CPI tháng Tư  (24/04/2016)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay