Tổng vốn FDI đăng ký cấp mới và đầu tư thêm tăng hơn 100%
08:49, ngày 28-01-2016
Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố tính đến ngày 20-1, cả nước có 127 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là hơn 1 tỷ USD, tăng 157,9% so với cùng kỳ năm 2015. Có 56 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 323,41 triệu USD, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm 2015.
Tính chung trong tháng 1-2016, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,334 tỷ USD, tăng 101,2% so với cùng kỳ năm 2015.
Đến ngày 20-1-2016, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 800 triệu USD, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2015.
Xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) trong tháng 1-2016 đạt 9,745 tỷ USD, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2015 và chiếm 70,6% kim ngạch xuất khẩu.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, trong tháng 1-2016, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 16 ngành lĩnh vực; trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 58 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là hơn 905 triệu USD, chiếm đến 67,8% tổng vốn đầu tư đăng ký trong tháng Một.
Lĩnh vực nghệ thuật, vui chơi, giải trí đứng thứ hai, chiếm 15,7% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ 3 là lĩnh vực sản xuất phân phối điện, nước với một dự án đầu tư mới với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 59,22 triệu USD, chiếm 4,4% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Trong tháng Một, có 24 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 295,47 triệu USD, chiếm 22,1% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Malaysia đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 243,57 triệu USD, chiếm 18,2% tổng vốn đầu tư; Trung Quốc đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 179,51 triệu USD, chiếm 13,4% tổng vốn đầu tư.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 29 tỉnh thành phố; trong đó, Hà Nội là địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất với 15 dự án cấp mới và 7 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 243,51 triệu USD, chiếm 18,2% tổng vốn đầu tư.
Đồng Nai đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 183 triệu USD, chiếm 13,7%.
Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 163,43 triệu USD chiếm 12,2% tổng vốn đầu tư.
Một số dự án lớn được cấp phép trong tháng Một là dự án đầu tư mua sắm và vận hành hệ thống kỹ thuật, thiết bị, công nghệ, phần mềm và kinh doanh xổ số tự chọn số điện toán trên lãnh thổ Việt Nam, tổng vốn đầu tư 210,58 triệu USD do Berjaya corporation Berhad (Malaysia) liên doanh với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xổ số điện toán Việt Nam đầu tư tại Hà Nội.
Tiếp đến là dự án Nhà máy sản xuất trang phục may mặc do Công ty trách nhiệm hữu hạn Maple (Singapore) với tổng vốn đầu tư 110 triệu USD tại Bắc Ninh và dự án Nhà máy sản xuất tai nghe, dây kết nối New Wing, tổng vốn đầu tư 100 triệu USD do Công ty trách nhiệm hữu hạn New Wing Interconnect Technology Bắc Giang đầu tư tại Bắc Giang./.
Đến ngày 20-1-2016, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 800 triệu USD, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2015.
Xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) trong tháng 1-2016 đạt 9,745 tỷ USD, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2015 và chiếm 70,6% kim ngạch xuất khẩu.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, trong tháng 1-2016, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 16 ngành lĩnh vực; trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 58 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là hơn 905 triệu USD, chiếm đến 67,8% tổng vốn đầu tư đăng ký trong tháng Một.
Lĩnh vực nghệ thuật, vui chơi, giải trí đứng thứ hai, chiếm 15,7% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ 3 là lĩnh vực sản xuất phân phối điện, nước với một dự án đầu tư mới với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 59,22 triệu USD, chiếm 4,4% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Trong tháng Một, có 24 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 295,47 triệu USD, chiếm 22,1% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Malaysia đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 243,57 triệu USD, chiếm 18,2% tổng vốn đầu tư; Trung Quốc đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 179,51 triệu USD, chiếm 13,4% tổng vốn đầu tư.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 29 tỉnh thành phố; trong đó, Hà Nội là địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất với 15 dự án cấp mới và 7 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 243,51 triệu USD, chiếm 18,2% tổng vốn đầu tư.
Đồng Nai đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 183 triệu USD, chiếm 13,7%.
Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 163,43 triệu USD chiếm 12,2% tổng vốn đầu tư.
Một số dự án lớn được cấp phép trong tháng Một là dự án đầu tư mua sắm và vận hành hệ thống kỹ thuật, thiết bị, công nghệ, phần mềm và kinh doanh xổ số tự chọn số điện toán trên lãnh thổ Việt Nam, tổng vốn đầu tư 210,58 triệu USD do Berjaya corporation Berhad (Malaysia) liên doanh với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xổ số điện toán Việt Nam đầu tư tại Hà Nội.
Tiếp đến là dự án Nhà máy sản xuất trang phục may mặc do Công ty trách nhiệm hữu hạn Maple (Singapore) với tổng vốn đầu tư 110 triệu USD tại Bắc Ninh và dự án Nhà máy sản xuất tai nghe, dây kết nối New Wing, tổng vốn đầu tư 100 triệu USD do Công ty trách nhiệm hữu hạn New Wing Interconnect Technology Bắc Giang đầu tư tại Bắc Giang./.
Đại hội XII: Phát huy tinh thần đoàn kết, dân chủ, trí tuệ, đổi mới  (28/01/2016)
Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII  (27/01/2016)
Cộng đồng người Việt Nam tại nước ngoài hướng về Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII  (27/01/2016)
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có không quá 5 Phó Chủ tịch  (27/01/2016)
Cuba vững bước theo con đường đã lựa chọn  (27/01/2016)
Vì sao thị trường chứng khoán toàn cầu rung lắc mạnh  (27/01/2016)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển