Hội thảo lý luận lần hai giữa hai Đảng Cộng sản Việt Nam và Pháp
Thực hiện thỏa thuận giữa hai Đảng, tiếp nối thành công của Hội thảo lý luận lần thứ nhất được tổ chức tại Paris tháng 11-2012, Hội thảo lý luận lần thứ hai giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp với chủ đề “Hội nhập quốc tế và phát triển bền vững” được tổ chức trong 2 ngày 28 và 29-10, tại Hà Nội.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương Đinh Thế Huynh và Bí thư toàn quốc Đảng Cộng sản Pháp Pierre Laurent đồng chủ trì Hội thảo.
Phát biểu tại Hội thảo, thay mặt Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Đinh Thế Huynh nhấn mạnh: Hội thảo lý luận lần thứ hai giữa hai Đảng diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Đại hội đồng Liên hợp quốc vừa thông qua Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.
Hội thảo là hoạt động rất quan trọng, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với hai Đảng, hai Nhà nước.
Đồng chí Đinh Thế Huynh nêu rõ trong quá trình đổi mới toàn diện đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định hội nhập quốc tế là định hướng chiến lược lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, coi hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị.
Thực hiện những chủ trương và chính sách nhất quán về hội nhập quốc tế, Việt Nam đã đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác; chủ động tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là trong ASEAN và Liên hợp quốc.
Việt Nam đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế, góp phần tăng cường nguồn lực cho phát triển đất nước. Việc thúc đẩy và nâng cao hiệu quả quan hệ hợp tác kinh tế và các lĩnh vực khác như văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh… đã góp phần thiết thực phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh và bền vững đất nước.
Đồng chí Đinh Thế Huynh nhấn mạnh chủ đề và nội dung trao đổi tại Hội thảo đang là những vấn đề được quan tâm và sẽ mang lại những kinh nghiệm cần thiết và quý báu cho hai Đảng. Qua hội thảo này, hai Đảng sẽ thu được những kinh nghiệm quý trong quá trình hội nhập quốc tế để tiếp tục triển khai thực hiện chủ trương, chính sách hội nhập quốc tế, góp phần phát triển nhanh, bền vững đất nước. Hội thảo có ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong việc củng cố quan hệ hữu nghị và đoàn kết truyền thống giữa hai Đảng, góp phần tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước Việt Nam-Pháp.
Thay mặt Ban Lãnh đạo Đảng Cộng sản Pháp, Bí thư toàn quốc Pierre Laurent đã phát biểu, đề cao tính chất đặc biệt của mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Pháp và Đảng Cộng sản Việt Nam; đánh giá cao việc hai Đảng duy trì cơ chế Hội thảo lý luận như một cầu nối để trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin và tăng cường hợp tác.
Ông đánh giá cao việc Hội thảo được tổ chức vào thời điểm Đảng Cộng sản Việt Nam chuẩn bị tổ chức Đại hội lần thứ 12 và Đảng Cộng sản Pháp chuẩn bị tổ chức Đại hội lần thứ 37 trong năm 2016.
Phân tích bối cảnh khu vực và quốc tế có ảnh hưởng đến tình hình chính trị, phát triển kinh tế-xã hội của mỗi nước và khu vực, ông Pierre Laurent cho rằng Hội thảo này là một biểu hiện cụ thể góp phần làm sâu sắc hơn đánh giá về quan hệ song phương, quan hệ Á-Âu, góp phần thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp, tăng cường sự đoàn kết giữa hai Đảng và nhân dân hai nước.
Tham dự Hội thảo, các đại biểu Việt Nam và Pháp đến từ các cơ quan tham mưu và nghiên cứu uy tín có chức năng tham gia việc nghiên cứu, đề xuất và hoạch định đường lối phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của hai Đảng, hai nước, đã trao đổi, đánh giá kết quả, phân tích những cơ hội và thách thức, chia sẻ kinh nghiệm lý luận, thực tiễn trong quá trình hội nhập khu vực, quốc tế của Việt Nam và Pháp.
Các đại biểu đã chia sẻ các hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực của mình; trao đổi thẳng thắn, phản ánh thực tiễn đa dạng của quá trình hội nhập quốc tế cũng như các thách thức trong quá trình thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam và Pháp.
Hội thảo góp phần bổ sung, làm phong phú thêm hệ thống quan điểm lý luận phục vụ công tác hoạch định đường lối phát triển nói chung và đường lối đối ngoại nói riêng của mỗi Đảng trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế với mục tiêu phát triển bền vững.
Ngày 28-10, Đoàn đã đến thăm và làm việc với Tỉnh ủy Bắc Ninh tìm hiểu về vai trò của Đảng bộ tỉnh trong việc chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Nhân Chiến và các cơ quan chức năng của tỉnh Bắc Ninh làm việc với Đoàn.
Tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến đã đánh giá cao tình hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Cộng hòa Pháp cũng như Đảng Cộng sản hai nước.
Trao đổi với đoàn về vai trò của Đảng bộ tỉnh trong việc chỉ đạo phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, Bí thư Tỉnh ủy cho biết Tỉnh ủy đưa ra Nghị quyết theo nhiệm kỳ và thực hiện theo từng năm, trên cơ sở đó Hội đồng Nhân dân tỉnh cụ thể hóa chủ trương của Tỉnh ủy bằng các Nghị quyết, Ủy ban Nhân dân tỉnh thực hiện các Nghị quyết được đưa ra thông qua việc các sở ngành hướng dẫn thực hiện…, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Phát huy những điều kiện lợi thế về truyền thống văn hóa và địa lý, tỉnh Bắc Ninh đã đưa ra nhiều chính sách thu hút đầu tư phát triển công nghiệp.
Với 15 khu công nghiệp 28 cụm công nghiệp, trong đó có 9 khu công nghiệp tập trung đã đi vào hoạt động, thu hút trên 11,3 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, nhiều tập đoàn kinh tế lớn như Pepsico, Samsung, Canon, ABB, Microsoft đã đầu tư tại Bắc Ninh.
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2014 của Bắc Ninh đứng thứ hai toàn quốc, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 23 tỷ USD, đứng thứ hai toàn quốc.
Bắc Ninh còn là cái nôi của văn hóa với hàng trăm làng nghề truyền thống và các di tích lịch sử văn hóa, đặc biệt là dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Sự nghiệp giáo dục đào tạo, an sinh xã hội được quan tâm, nhiều chỉ tiêu về giáo dục đào tạo như trường chuẩn, tỷ lệ phổ cập trẻ dưới 5 tuổi, kiên cố hóa trường lớp, trợ cấp xã hội cho người cao tuổi, xóa đói giảm nghèo đều nằm trong tốp đầu cả nước, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.
Thay mặt Đảng Cộng sản Pháp, ông Pierre Laurent, Bí thư toàn quốc Đảng Cộng sản Pháp đã đánh giá cao sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Bắc Ninh trong việc phát triển kinh tế xã hội. Ông cảm ơn sự đón tiếp trọng thị của Tỉnh ủy Bắc Ninh đối với đoàn.
Chuyến thăm của đoàn thể hiện tình hữu nghị, gắn bó giữa hai dân tộc và hai Đảng, qua chuyến thăm hy vọng sẽ có nhiều nhà đầu tư của Pháp sang đầu tư tại Bắc Ninh.
Cùng ngày, Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Pháp đã đến thăm Nhà máy Microsoft tại Khu công nghiệp VSIP - thị xã Từ Sơn./.
Tổng thống Cộng hòa Iceland sẽ sang thăm Việt Nam đầu tháng 11  (29/10/2015)
Việt Nam thăm hỏi các quốc gia chịu ảnh hưởng động đất ở Nam Á  (29/10/2015)
Xây dựng Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đáp ứng yêu cầu thực tiễn  (29/10/2015)
Phấn đấu xây dựng Bạc Liêu trở thành tỉnh có nền nông nghiệp công nghệ cao, phát triển bền vững  (28/10/2015)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên