Việt Nam kêu gọi Mỹ có trách nhiệm thực hiện bỏ cấm vận Cuba
Trong cuộc họp báo sau phiên họp toàn thể của Đại hội đồng Liên hợp quốc, trước các câu hỏi của phóng viên quốc tế yêu cầu bình luận về việc Mỹ tiếp tục bỏ phiếu chống lại nghị quyết lên án lệnh cấm vận Cuba, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez Parrilla một lần nữa kêu gọi Quốc hội Mỹ thông qua quyết định chấm dứt chính sách phong tỏa Cuba.
Đồng thời, ông cũng bày tỏ hy vọng Quốc hội Mỹ thay đổi chính sách phi lý và tàn bạo đối với Cuba, đưa ra những quyết định dựa trên phẩm giá và cảm xúc của công dân Mỹ.
Trước đó, phát biểu trước Đại hội đồng Liên hợp quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba đã cảm ơn và đánh giá cao sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với cuộc đấu tranh chính đáng của Cuba.
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Cuba cho biết lệnh cấm vận mà Mỹ đã áp đặt hơn nửa thế kỷ qua là vật cản chính đối với sự phát triển kinh tế của Cuba, khiến nền kinh tế nước này thiệt hại hơn hơn 1.000 tỷ USD.
Ông cũng ghi nhận những bước tiến triển trong quan hệ hai nước kể từ khi Mỹ và Cuba tuyên bố bắt đầu tiến trình bình thường hóa quan hệ vào cuối năm 2014.
Bộ trưởng Ngoại giao Cuba bày tỏ hy vọng mối quan hệ Cuba - Mỹ tiếp tục đà phát triển tốt đẹp trong thời gian tới và Cuba mở rộng cửa đón nhận công dân Mỹ du lịch tới Cuba, tăng cường các hoạt động giao lưu khoa học, văn hóa và thể thao, thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực có mối quan tâm chung như thương mại và đầu tư.
Trong khi đó, phát biểu tranh luận và giải thích phiếu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, đại diện các nước và các nhóm nước như Không liên kết, G77 châu Phi, Cộng đồng các nước Caribe, MERCOSUR và Tổ chức Hợp tác Hồi giáo… đã lên án mạnh mẽ lệnh cấm vận của Mỹ vi phạm các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, đồng thời kêu gọi Mỹ có trách nhiệm thực thi các Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc và chấm dứt ngay lệnh cấm vận phi pháp đối với Cuba.
Đại diện của liên minh châu Âu (EU) kêu gọi Tổng thống Mỹ Barack Obama và Quốc hội gỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Cuba, đồng thời nhấn mạnh việc Mỹ gỡ bỏ lệnh cấm vận sẽ tạo điều kiện để Cuba mở cửa nền kinh tế từ đó người dân Cuba có thể được thụ hưởng các quyền lợi chính đáng của mình. Theo EU, lệnh cấm vận không chỉ ảnh hưởng tới lợi ích Cuba mà ảnh hưởng cả Mỹ và EU.
Đại diện Ấn Độ nêu bật những tác động tiêu cực mà lệnh cấm vận gây ra đối với người dân Cuba, như kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của Cuba, gây ra sự tăng giá đối với các hoại hàng hóa, công nghệ, dịch vụ… làm ảnh hưởng tới quyền con người ở đất nước này nhất là quyền được hưởng các dịch vụ xã hội, chăm sóc sức khỏe, lương thực, phát triển.
Đại diện Iran cũng cho rằng lệnh cấm vận của Mỹ đã và đang ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của người dân Cuba, nhất là các lĩnh vực quan trọng của xã hội như sức khỏe cộng đồng, lương thực, nông nghiệp, ngân hàng, thương mại, đầu tư, du lịch…
Lệnh cấm vận đã ngăn cản Cuba tiếp cận các thị trường, các nguồn vốn viện trợ từ các thể chế tài chính, cản trở sự chuyển giao công nghệ, sự phát triển kinh tế - xã hội của Cuba. Lệnh cấm vận cũng ngăn cản việc tiếp cận Internet, sự trao đổi văn hóa, thể thao, khoa học, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của Cuba.
Phát biểu đại diện cho nhóm châu phi, Cộng hòa Sierra Leone bày tỏ mong muốn Mỹ gỡ bỏ ngay lập tức lệnh cấm vận để người dân Cuba có được cuộc sống tốt hơn, đúng như chủ đề của Chương trình nghị sự Phát triển bền vững đến năm 2030 là “không ai bị bỏ lại phía sau”.
Thay mặt cho cộng đồng các nước Mỹ Latinh và Caribe, đại diện Ecuador lên án chính sách bao vây cấm vận của Mỹ đối với Cuba là đi ngược lại tinh thần, nguyên tắc và mục đích của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Ecuador hy vọng Mỹ sẽ sớm gỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Cuba và rút khỏi nhà tù Guantanamo.
Phát biểu tại phiên họp, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc khẳng định Việt Nam phản đối lệnh cấm vận đơn phương của Mỹ chống Cuba vì đã vi phạm các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế như bình đẳng chủ quyền, không can thiệp công việc nội bộ của nhau, quyền tự quyết dân tộc và cùng tồn tại hòa bình.
Việt Nam ủng hộ giải quyết tranh chấp, bất đồng giữa các quốc gia bằng biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế, do đó là đối thoại và thương lượng, chứ không phải bạo lực, cấm vận là chìa khóa để đạt được nền hòa bình lâu dài.
Việt Nam kêu gọi Mỹ có trách nhiệm thực hiện các nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc, bỏ cấm vận chống Cuba./.
Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội - Đại hội của niềm tin và kỳ vọng  (28/10/2015)
Nếu như…!  (28/10/2015)
Tàu khu trục Mỹ tiến gần đảo Trung Quốc tôn tạo trái phép  (27/10/2015)
Bài phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm thành lập Liên hợp quốc  (27/10/2015)
Châu Âu triển khai nhiều biện pháp ứng phó làn sóng nhập cư  (27/10/2015)
Nhiều ý kiến khác nhau về phân định thẩm quyền của tòa án huyện  (27/10/2015)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay