IMF hạ dự báo triển vọng kinh tế thế giới năm 2015 - 2016
15:50, ngày 20-01-2015
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong hai năm 2015 và 2016, đồng thời cảnh báo triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới vẫn ảm đạm bất chấp giá dầu sụt giảm và sự khởi sắc của kinh tế Mỹ.
Trong báo cáo cập nhật "Triển vọng kinh tế thế giới" công bố ngày 19-01-2015, IMF dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu chỉ đạt 3,5% trong năm nay, thấp hơn 0,3% so với mức dự báo đưa ra tháng 10-2014 và sẽ tăng lên 3,7% trong năm 2016.
Các chuyên gia IMF cho biết việc hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuất phát từ thực trạng hoạt động kinh tế yếu kém trong năm qua, đặc biệt ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và Nhật Bản, mà nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động đầu tư và thương mại sụt giảm, giá hàng hóa đi xuống.
Báo cáo của IMF dự báo Mỹ tiếp tục là điểm sáng hiếm hoi trong bức tranh tăng trưởng kinh tế toàn cầu khi là cường quốc kinh tế duy nhất đi ngược xu thế suy yếu trong đầu tư và tiêu dùng. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới dự báo đạt 3,6% trong năm nay, tăng 0,5% so với mức dự báo cách đây 6 tháng.
Tuy nhiên, theo nhận định của IMF, dù giá dầu lao dốc và kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh tạo sức bật cho kinh tế toàn cầu song các yếu tố này chưa đủ để đưa "đoàn tàu kinh tế thế giới" trở lại "đường ray phát triển đúng hướng." Nguyên nhân một phần do sự kéo lùi của các nền kinh tế mới nổi đang có xu hướng tăng trưởng chậm lại như Trung Quốc.
Hiện nước này được dự báo tăng trưởng 6,8% trong năm nay, giảm 0,3% so với dự báo trước đó và tiếp tục giảm xuống chỉ còn 6,3% trong năm 2016.
Các chuyên gia lo ngại tốc độ tăng trưởng chậm của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ tác động tiêu cực đến các quốc gia châu Á khác, khiến triển vọng kinh tế của khu vực này cũng không mấy sáng sủa.
Một nguyên nhân khác khiến IMF hạ dự báo là các biện pháp kích thích kinh tế ở Nhật Bản không đạt hiệu quả, trong khi kinh tế châu Âu tăng trưởng chậm kéo dài và lạm phát thấp do đầu tư suy yếu và xuất khẩu sang các thị trường mới nổi giảm.
Cụ thể, trong hai năm 2015 và 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế Eurozone dự báo chỉ đạt 1,2% và 1,4%; Nhật Bản chỉ đạt 0,6% và 0,8%.
Kinh tế Nga thậm chí còn bị dự báo tăng trưởng âm 3% trong năm nay và chỉ đạt 1% năm 2016, một phần do các biện pháp trừng phạt của phương Tây và căng thẳng địa chính trị leo thang với Ukraine.
Các chuyên gia IMF cũng bày tỏ quan ngại về tính bất ổn tại các thị trường dễ bị ảnh hưởng nếu Mỹ thắt chặt chính sách tiền tệ và đẩy giá USD. Tổ chức tiền tệ này cho rằng sự thay đổi chính sách tiền tệ ở Mỹ sẽ đặt ra nhiều thách thức đối với chính phủ và ngân hàng trung ương của các nước này.
Theo IMF, việc USD tăng giá sẽ hạn chế phần nào những tác động tích cực có được nhờ giá dầu giảm, nhất là tại các nước nhập khẩu dầu mỏ.
Đối với các nước xuất khẩu dầu mỏ, tác động thậm chí còn lớn hơn. Ngoài ra, sự sụt giảm tăng trưởng thương mại, giá cả hàng hóa và thị trường nhiễu loạn cũng sẽ làm lu mờ những thành quả kinh tế đạt được do giá dầu giảm.
Trước triển vọng kinh tế toàn cầu không mấy sáng sủa, báo cáo của IMF khuyến cáo các nền kinh tế lớn như châu Âu và Nhật Bản cần tiếp tục duy trì tỷ lệ lãi suất thấp để khuyến khích vay mượn, chi tiêu và tăng trưởng.
IMF cũng hối thúc các nước, bao gồm cả các nền kinh tế phát triển và mới nổi, tiến hành một loạt cải cách mang tính cơ cấu, trong đó cần tận dụng việc giá dầu lao dốc để cắt giảm các chương trình trợ cấp nhằm củng cố ngân quỹ quốc gia trong dài hạn./.
Các chuyên gia IMF cho biết việc hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuất phát từ thực trạng hoạt động kinh tế yếu kém trong năm qua, đặc biệt ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và Nhật Bản, mà nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động đầu tư và thương mại sụt giảm, giá hàng hóa đi xuống.
Báo cáo của IMF dự báo Mỹ tiếp tục là điểm sáng hiếm hoi trong bức tranh tăng trưởng kinh tế toàn cầu khi là cường quốc kinh tế duy nhất đi ngược xu thế suy yếu trong đầu tư và tiêu dùng. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới dự báo đạt 3,6% trong năm nay, tăng 0,5% so với mức dự báo cách đây 6 tháng.
Tuy nhiên, theo nhận định của IMF, dù giá dầu lao dốc và kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh tạo sức bật cho kinh tế toàn cầu song các yếu tố này chưa đủ để đưa "đoàn tàu kinh tế thế giới" trở lại "đường ray phát triển đúng hướng." Nguyên nhân một phần do sự kéo lùi của các nền kinh tế mới nổi đang có xu hướng tăng trưởng chậm lại như Trung Quốc.
Hiện nước này được dự báo tăng trưởng 6,8% trong năm nay, giảm 0,3% so với dự báo trước đó và tiếp tục giảm xuống chỉ còn 6,3% trong năm 2016.
Các chuyên gia lo ngại tốc độ tăng trưởng chậm của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ tác động tiêu cực đến các quốc gia châu Á khác, khiến triển vọng kinh tế của khu vực này cũng không mấy sáng sủa.
Một nguyên nhân khác khiến IMF hạ dự báo là các biện pháp kích thích kinh tế ở Nhật Bản không đạt hiệu quả, trong khi kinh tế châu Âu tăng trưởng chậm kéo dài và lạm phát thấp do đầu tư suy yếu và xuất khẩu sang các thị trường mới nổi giảm.
Cụ thể, trong hai năm 2015 và 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế Eurozone dự báo chỉ đạt 1,2% và 1,4%; Nhật Bản chỉ đạt 0,6% và 0,8%.
Kinh tế Nga thậm chí còn bị dự báo tăng trưởng âm 3% trong năm nay và chỉ đạt 1% năm 2016, một phần do các biện pháp trừng phạt của phương Tây và căng thẳng địa chính trị leo thang với Ukraine.
Các chuyên gia IMF cũng bày tỏ quan ngại về tính bất ổn tại các thị trường dễ bị ảnh hưởng nếu Mỹ thắt chặt chính sách tiền tệ và đẩy giá USD. Tổ chức tiền tệ này cho rằng sự thay đổi chính sách tiền tệ ở Mỹ sẽ đặt ra nhiều thách thức đối với chính phủ và ngân hàng trung ương của các nước này.
Theo IMF, việc USD tăng giá sẽ hạn chế phần nào những tác động tích cực có được nhờ giá dầu giảm, nhất là tại các nước nhập khẩu dầu mỏ.
Đối với các nước xuất khẩu dầu mỏ, tác động thậm chí còn lớn hơn. Ngoài ra, sự sụt giảm tăng trưởng thương mại, giá cả hàng hóa và thị trường nhiễu loạn cũng sẽ làm lu mờ những thành quả kinh tế đạt được do giá dầu giảm.
Trước triển vọng kinh tế toàn cầu không mấy sáng sủa, báo cáo của IMF khuyến cáo các nền kinh tế lớn như châu Âu và Nhật Bản cần tiếp tục duy trì tỷ lệ lãi suất thấp để khuyến khích vay mượn, chi tiêu và tăng trưởng.
IMF cũng hối thúc các nước, bao gồm cả các nền kinh tế phát triển và mới nổi, tiến hành một loạt cải cách mang tính cơ cấu, trong đó cần tận dụng việc giá dầu lao dốc để cắt giảm các chương trình trợ cấp nhằm củng cố ngân quỹ quốc gia trong dài hạn./.
Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam - Lào tăng cường hợp tác  (20/01/2015)
Kinh tế Mỹ La-tinh và Caribe tăng trưởng vừa phải năm 2015  (20/01/2015)
Kinh tế Mỹ La-tinh và Caribe tăng trưởng vừa phải năm 2015  (20/01/2015)
Sự tác động giữa văn hóa và kinh tế trong thời đại ngày nay  (20/01/2015)
Sự tác động giữa văn hóa và kinh tế trong thời đại ngày nay  (20/01/2015)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 12 đến ngày 18-01-2015  (20/01/2015)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên