Sớm đề xuất hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi
Sáng ngày 4-11, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tổ chức kỷ niệm 15 năm thành lập (1999 - 2014). Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu tới dự.
Năm 1999, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thuộc Ngân hàng Nhà nước nhằm bảo đảm lợi ích người gửi tiền, bảo đảm ổn định hệ thống tổ chức tín dụng sau cuộc khủng hoảng kinh tế cuối thập niên 90 của thế kỷ trước ở châu Á.
Năm 2012, Quốc hội thông qua Luật Bảo hiểm tiền gửi, giúp hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi.
Từ 1.000 tỷ đồng vốn điều lệ được Nhà nước cấp khi thành lập, đến nay Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã tích lũy được tổng nguồn vốn hơn 20.000 tỷ đồng; trong 5 năm qua, Bảo hiểm tiền gửi đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 20%.
Tính tới tháng 6-2014, có 1.236 tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tăng 11% so với năm 2008. Số tài khoản tiền gửi được bảo hiểm hiện là 30 triệu, với số dư tiền gửi đạt trên 2,2 triệu tỷ đồng.
Được biết, trong 15 năm qua, Bảo hiểm tiền gửi đã chi trả cho 1.800 người gửi tiền tại 39 Quỹ tín dụng nhân dân bị giải thể phá sản. Số tiền Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã thu hồi được đạt khoảng 40% số tiền đã chi trả cho người gửi tiền.
Theo Tổng Giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Nguyễn Quang Huy, nguồn lực tài chính tuy còn nhỏ so với quy mô của hệ thống ngân hàng nhưng có vai trò quan trọng để Bảo hiểm tiền gửi chi trả kịp thời, bảo vệ quyền lợi người gửi tiền tại các quỹ tín dụng nhân dân bị giải thể, phá sản trong thời gian qua.
Tuy nhiên, Tổng Giám đốc Nguyễn Quang Huy cũng nêu những khó khăn trong hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi là tỷ lệ phí bảo hiểm tiền gửi được duy trì ở mức 0,15%, đồng hạng đối với tất cả các tổ chức tín dụng tham gia Bảo hiểm tiền gửi và hạn mức trả tiền tối đa 50 triệu đồng theo quy định cũ, đã không còn đáp ứng thỏa đáng quyền lợi, nghĩa vụ của các bên tham gia Bảo hiểm tiền gửi.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đề nghị Ngân hàng Nhà nước triển khai hệ thống tính phí, thu phí cũng như điều chỉnh hạn mức chi trả phù hợp với điều kiện thực tiễn của đời sống kinh tế, xã hội.
Trong thời gian tới, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam xác định thực hiện 4 mục tiêu hoạt động, gồm: Nâng cao hiệu quả giám sát, tổng hợp và phân tích nhằm phát hiện sớm, cảnh bảo kịp thời rủi ro của hệ thống tín dụng; tham gia tích cực vào tái cơ cấu tổ chức tín dụng, trọng tâm là Quỹ tín dụng nhân dân; chi trả đúng, kịp thời cho người gửi tiền khi xảy ra rủi ro; nâng cao năng lực tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
Đánh giá vai trò của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong 15 năm qua, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nêu rõ: “Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã có những đóng góp tích cực vào quá trình phát triển của hệ thống tài chính, tín dụng Việt Nam”.
Để tiếp tục bảo đảm hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong xu thế hội nhập với thế giới, Phó Thủ tướng đề nghị Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, các bộ, ngành liên quan chủ động triển khai thực hiện đầy đủ, hiệu quả các nhiệm vụ đã được quy định tại Luật Bảo hiểm tiền gửi. Trước mắt, nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ về hạn mức chi trả tiền bảo hiểm cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội.
Ngân hàng Nhà nước sớm xây dựng Chiến lược phát triển Bảo hiểm tiền gửi, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh yêu cầu Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam nâng cao năng lực quản trị và chuyên môn của cán bộ, chủ động phối hợp với các đơn vị của Ngân hàng Nhà nước trong quá trình tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, tăng cường tuyên truyền về chính sách Bảo hiểm tiền gửi để nâng cao niềm tin của nhân dân với hệ thống ngân hàng…
Tại lễ kỷ niệm, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã trao Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam./.
Tổ chức trọng thể Lễ tang nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Mai Thúc Lân  (04/11/2014)
Năm Việt Nam tại Pháp mang đến những hình ảnh gần gũi, gắn bó  (04/11/2014)
Việt Nam đánh giá cao vai trò và nỗ lực của IAEA  (04/11/2014)
Triển lãm bản đồ và tư liệu về Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam  (04/11/2014)
Thu ngân sách nhà nước 10 tháng đạt 91,9% dự toán cả năm  (04/11/2014)
Khai giảng Lớp thứ ba - bồi dưỡng Bí thư cấp ủy cấp huyện  (04/11/2014)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên