ASEAN 2030 - Hướng tới Cộng đồng Kinh tế không biên giới
Đây là nội dung một nghiên cứu do Viện Ngân hàng Phát triển châu Á (ADBI) và Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) của Singapore thực hiện với sự cộng tác của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Ban Thư ký ASEAN, được tập hợp trong cuốn sách “ASEAN 2030 - Hướng tới cộng đồng kinh tế không biên giới”.
Ngày 17-7, phát biểu tại Lễ ra mắt cuốn sách tổ chức ở Singapore, Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh nhấn mạnh cuốn sách giúp cung cấp thông tin và làm phong phú hơn các cuộc thảo luận về Cộng đồng Kinh tế ASEAN và qua đó giúp ASEAN cải tiến hơn nữa chương trình nghị sự của mình về hội nhập kinh tế.
Tổng Thư ký ASEAN cũng kêu gọi ADB, ADBI, ISEAS, các viện và tổ chức nghiên cứu khác trong khu vực tiếp tục tiến hành các dự án nghiên cứu sâu liên quan tới chương trình nghị sự của ASEAN sau năm 2015 để giúp đẩy mạnh hoạt động hội nhập và xây dựng cộng đồng trong ASEAN sau năm 2015.
Theo nghiên cứu trên, ASEAN cần có kế hoạch lớn về hội nhập kinh tế sau khi thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN nhằm đạt mục tiêu phát triển kinh tế lâu dài là xây dựng Đông Nam Á thành khu vực phát triển bền vững, hài hòa và ngày càng cạnh tranh (RICH) vào năm 2030.
Nghiên cứu dự đoán rằng tới năm 2030, các nước ASEAN có thể đạt tốc độ phát triển kinh tế cao với thu nhập bình quân đầu người tăng gấp ba lần so với hiện nay và chất lượng cuộc sống sẽ được nâng lên bằng mức hiện nay của các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).
Nghiên cứu nhận định rằng để trở thành khu vực RICH vào năm 2030, ASEAN sẽ phải đối mặt với bốn thách thức lớn, gồm tăng cường ổn định tài chính và kinh tế vĩ mô; hỗ trợ sự phát triển công bằng; thúc đẩy tính cạnh tranh; bảo vệ môi trường và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Theo các nhà nghiên cứu, muốn vượt qua những thách thức trên, các nước ASEAN cần phải kết hợp một cách hài hòa giữa các biện pháp đổi mới cấu trúc ở trong nước với những sáng kiến nhằm tăng cường hội nhập khu vực để biến Cộng đồng Kinh tế ASEAN thành một cộng đồng kinh tế thực sự không có biên giới.
Ngoài ra, các nước ASEAN cũng cần đề ra các chính sách để bảo đảm việc quản lý kinh tế vĩ mô một cách lành mạnh, thúc đẩy phát triển một cách bao quát và tăng cường “tăng trưởng xanh”, chấm dứt những rào cản gây trở ngại cho việc luân chuyển hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố sản xuất, đồng thời củng cố khuôn khổ thể chế ở khu vực./.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Chủ tịch Ngân hàng Thế giới  (17/07/2014)
Lãnh đạo gửi thư mừng hai Phó Thủ tướng mới của Lào  (17/07/2014)
Hội nghị tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam lần thứ nhất  (17/07/2014)
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Zambia  (17/07/2014)
Mỹ giáng đòn nặng nề nhất vào kinh tế Nga do vấn đề U-crai-na  (17/07/2014)
Các nước Nam Mỹ hoan nghênh ngân hàng mới của BRICS  (17/07/2014)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển