Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 27-7 đến ngày 2-8-2009)
1. Mỹ đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận áp đặt đối với Xy-ri
Ngày 27-7-2009, Hãng tin chính thức SANA của Xy-ri cho biết, Chính phủ Mỹ đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận áp đặt đối với Đa-mát. Đại sứ Xy-ri, ông Mu-xta-pha, cho biết, Đại sứ quán Xy-ri tại Mỹ đã chính thức được thông báo rằng lệnh cấm vận của Mỹ áp đặt đối với Xy-ri trong tất cả các lĩnh vực liên quan đến an toàn hàng không dân dụng và các linh kiện máy bay dân sự đã được dỡ bỏ. Ngoài ra, lệnh cấm vận đối với việc xuất khẩu thiết bị và công nghệ hệ thống thông tin và truyền thông sang Xy-ri, gồm cả phần cứng, phần mềm và thiết bị liên quan đến mạng Internet, cũng được dỡ bỏ. Theo Đại sứ Mu-xta-pha, hiện chính quyền Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma cũng đang cân nhắc ngừng các lệnh cấm vận khác. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ I-an Ken-li (Ian Kelly) ngày 27-7 xác nhận chính quyền Mỹ đang tìm cách dỡ bỏ một phần các lệnh cấm vận đối với Xy-ri nhằm xuất khẩu máy bay và các trang thiết bị khác sang nước này. Song, quan chức này nhấn mạnh, hiện vẫn chưa có bất kỳ quyết định nào về dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Xy-ri, được áp đặt dưới thời chính quyền tiền nhiệm G.Bu-sơ. Năm 2004, Oa-sinh-tơn đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đầu tiên chống Xy-ri với cáo buộc Đa-mát bảo trợ khủng bố.
2. Kết thúc Đối thoại chiến lược và kinh tế Trung - Mỹ
Ngày 28-7-2009, cuộc Đối thoại chiến lược và kinh tế Trung - Mỹ đã kết thúc tại Oa-sinh-tơn với những cam kết tăng cường hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong lĩnh vực kinh tế, biến đổi khí hậu, an ninh và năng lượng. Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma đã gặp các đặc phái viên Trung Quốc sau khi bế mạc cuộc Đối thoại chiến lược và kinh tế Trung - Mỹ tại thủ đô Oa-sinh-tơn. Phát biểu tại cuộc gặp, Phó Thủ tướng Trung Quốc Vương Kỳ Sơn đã chuyển thông điệp của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tới Tổng thống Ô-ba-ma, trong đó nhấn mạnh, cuộc đối thoại Trung - Mỹ đã giúp tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, mở rộng trao đổi và hợp tác song phương. Tổng thống Ô-ba-ma hoan nghênh kết quả của cuộc đối thoại và cho rằng, nó sẽ giúp hai bên giải quyết hiệu quả cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay và đạt mức tăng trưởng kinh tế cân bằng, không chỉ mang lại lợi ích cho Mỹ và Trung Quốc, mà còn cho cả thế giới. Tổng thống Mỹ nhấn mạnh, Mỹ và Trung Quốc đều có lợi ích chung trong việc ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân và cũng không mong muốn khu vực Đông Á xuất hiện chạy đua hạt nhân. Theo nhận định của các nhà phân tích quốc tế, cuộc đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ (cường quốc số một thế giới) và Trung Quốc (quốc gia đông dân nhất hành tinh đang có nền kinh tế phát triển vượt bậc) được xem là cuộc đối thoại lịch sử.
3. Trung Quốc diễn tập chống khủng bố
Ngày 28-7-2009, quân đội Trung Quốc tiến hành một cuộc diễn tập chống khủng bố, do Bộ Quốc phòng Trung Quốc chủ trì và được thực hiện trước sự chứng kiến của các quan chức ngoại giao cùng nhiều nhà báo nước ngoài. Cuộc diễn tập là một phần trong chính sách tăng cường mở cửa với bên ngoài của quân đội Trung Quốc. Sau khi chứng kiến cuộc diễn tập, các nhà báo được tham quan khu doanh trại và hoả lực pháo của Sư đoàn Cảnh vệ số 3. Cuộc diễn tập diễn ra ngay trước thời điểm Trung Quốc chuẩn bị tổ chức kỷ niệm 82 năm ngày thành lập quân đội với khoảng 2,3 triệu quân nhân. Nhân dịp này, Chính phủ Trung Quốc cũng dự định sẽ khai trương trang web chính thức của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) vào đúng ngày thành lập của lực lượng này (1-8-1927).
4. Vê-nê-du-ê-la đóng băng quan hệ ngoại giao với Cô-lôm-bi-a
Ngày 28-7-2009, Tổng thống Vê-nê-du-ê-la Hu-gô Cha-vét đã tuyên bố đóng băng quan hệ ngoại giao với Cô-lôm-bi-a và triệu hồi Đại sứ cũng như các nhân viên Đại sứ quán Vê-nê-du-ê-la về nước, sau khi Cô-lôm-bi-a lên tiếng cáo buộc Vê-nê-du-ê-la có dính líu đến các hành động cung cấp vũ khí cho các lực lượng nổi dậy tại Cô-lôm-bi-a (FARC). Kể từ khi lên nắm quyền năm 2002, Tổng thống Cô-lôm-bi-a An-va-rô U-ri-bê, cựu luật sư từng tốt nghiệp Đại học Ha-vớt và Ô-xpho danh tiếng, luôn duy trì chính sách cứng rắn với FARC và thiết lập quan hệ gần gũi với Mỹ. Oa-sinh-tơn cũng đã tài trợ cho Cô-lôm-bi-a hàng tỉ USD để đối phó với FARC. Trong khi đó, nhà lãnh đạo cánh tả U.Cha-vết đang nỗ lực hướng Mỹ La-tinh thoát khỏi ảnh hưởng của Oa-sinh-tơn. Tổng thống U.Cha-vết đang tiến hành hòa giải với FARC để giải cứu các con tin đang nằm trong tay nhóm này và đến nay sáng kiến đó đã góp phần trả tự do cho 6 con tin. Tuy nhiên, ông A.U-ri-bê lại xem đây là sự can thiệp vào công việc nội bộ của Cô-lôm-bi-a, dùng hòa giải để trao cho FARC vai trò chính trị lớn hơn... Còn, Chính phủ Vê-nê-du-ê-la, ngày 29-7 cho biết, sẽ không đóng cửa biên giới với Cô-lôm-bi-a, cho dù quan hệ ngoại giao giữa hai nước đang bị gián đoạn.
5. Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc (AMEM + 3)
Ngày 29-7-2009, Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc (AMEM + 3) chính thức khai mạc tại Man-đa-lay (Mandalay), thành phố lớn thứ hai của Mi-an-ma. Các đại biểu nhất trí tập trung thảo luận cách thức hợp tác trong kế hoạch xây dựng hệ thống dự trữ dầu mỏ, nhằm đối phó với nhu cầu ngày càng tăng về dầu mỏ tại khu vực châu Á và khả năng tăng giá dầu trong tương lai. Đại diện của ASEAN và của ba nước Đông Á cũng sẽ tiến hành cuộc đàm phán cấp chuyên viên nhằm đưa ra kế hoạch riêng của từng nước trong việc xây dựng các kho dữ trữ dầu mỏ. Hội nghị AMEM + 3 diễn ra một ngày sau Hội nghị các quan chức cấp cao về năng lượng (SOME + 3) và trước Hội nghị Bộ trưởng năng lượng cấp cao Đông Á lần thứ 3 (EAS-EMM).
6. Mỹ không phản đối Nga gia nhập NATO
Ngày 28-7-2009, phát biểu trước các nghị sĩ Mỹ, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Phi-líp Gô-đần tuyên bố, chính quyền của Tổng thống Ô-ba-ma không loại trừ khả năng Nga gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).Ông Gô-đần cho biết, Mỹ sẽ xem xét khả năng Nga trở thành thành viên tổ chức quân sự này. Theo ông, không nên loại bỏ khả năng này nếu Nga có thể đóng góp cho an ninh chung và có một sự đồng thuận trong liên minh. Nga vẫn thường chỉ trích NATO và phản đối sự mở rộng của liên minh này tới những quốc gia có chung đường biên giới với Nga. Tuy nhiên, chính quyền của Tổng thống Ô-ba-ma đang tìm kiếm các mối quan hệ nồng ấm hơn, đồng thời tuyên bố Mỹ muốn thuyết phục Nga rằng, NATO không còn là một mối đe dọa nữa. Trung tuần tháng 7 vừa qua, Tổng Thư ký đắc cử của NATO Anders Fogh Rasmussen tuyên bố liên minh phương Tây này "không chống" Nga và muốn cải thiện quan hệ song phương. Trước đó một tháng, hai bên đã quyết định tái khởi động các hoạt động của Hội đồng NATO - Nga, vốn bị đóng băng sau cuộc nội chiến tại Gru-di-a hồi tháng 8 năm ngoái.
7. Cu-ba và Nga đẩy mạnh quan hệ song phương
Ngày 29-7-2009, trong buổi tiếp Phó Thủ tướng Nga I-go Xê-trin (Igor Sechin), Chủ tịch Cu-ba Ra-un Ca-xtơ-rô đã đánh giá tích cực quan hệ hợp tác chính trị, kinh tế và thương mại hiện nay giữa hai nước. Phó Thủ tướng Nga I-go Xê-trin gửi tới Chủ tịch Ra-un các thông điệp của Tổng thống Đmi-tơ-ri Mét-vê-đép và Thủ tướng Vla-đi-mia Pu-tin. Chuyến thăm Cu-ba của ông Xê-trin, đồng Chủ tịch Ủy ban liên chính phủ Nga - Cu-ba một lần nữa chứng tỏ hai nước đều quan tâm tới việc phát triển mối quan hệ hợp tác song phương và cụ thể hóa các dự án, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng. Trong thời gian ở thăm Cu-ba, ngày 28-7, ông Xê-trin cũng đã có buổi hội đàm với Phó Chủ tịch Ri-các-đô Ca-ri-sát (Ricardo Cabrisas), đồng Chủ tịch Ủy ban liên chính phủ Cu-ba - Nga và đại diện Bộ Ngoại giao. Nhân dịp này, hai bên đã ký thỏa thuận hợp tác thăm dò dầu khí tại vùng Vịnh Mê-xi-cô và Nga cũng đã đồng ý cho Cu-ba vay 150 triệu USD tín dụng phục vụ các dự án xây dựng và nông nghiệp. Đây là chuyến thăm Cu-ba lần thứ 5 trong năm nay của ông Xê-trin. Trước khi tới La Ha-ba-na, ông Xê-trin đã tới Ni-ca-ra-goa và Vê-nê-xu-ê-la.
8. Dự án hợp tác Vê-nê-xu-ê-la với Trung Quốc
Ngày 30-7-2009, tại thủ đô Ca-ra-cát, Vê-nê-xu-ê-la và Trung Quốc đã ký Văn bản hợp tác xây dựng tuyến đường sắt Ti-na-cô-A-na-cô có tổng dự toán lên đến 7,5 tỉ USD, thời gian để hoàn thành là 40 tháng. Tuyến đường sắt này sẽ chạy song song với vịnh Ca-ri-bê, cách bờ 140km, có tổng chiều dài 468 km với 10 ga chính và một số ga phụ. Tuyến đường sắt này đi qua 4 bang: Cô-hê-đét, Gu-ri-cô, An-sô-a-tê-gi và A-ra-goa. Hoàn thành tuyến đường sắt này sẽ tạo ra bộ mặt mới cho kinh tế thuần nông của vùng này vốn gặp nhiều khó khăn về việc vận chuyển tiêu thụ nông sản. Dự tính, sau khi đưa vào sử dụng, hằng năm, tuyến đường sắt này sẽ chuyên chở 6 triệu hành khách và 10 triệu tấn hàng hóa. Bộ trưởng Giao thông và Xây dựng Vê-nê-xu-ê-la nhấn mạnh “Công trình xây dựng đường sắt Ti-na-cô A-na-cô có ý nghĩa đặc biệt trong lịch sử phát triển ngành giao thông vận tải Vê-nê-xu-ê-la và cả Mỹ La tinh vì đây là lần đầu tiên ở Nam Mỹ có nhà máy chế tạo đường ray, đóng mới toa tàu, tà vẹt và các phụ kiện phục vụ ngành đường sắt bằng công nghệ “Trung Quốc – Vê-nê-xu-ê-la.” Dự án xây dựng tuyến đường sắt dài nhất Vê-nê-xu-ê-la sẽ tạo thêm 7 nghìn 500 chỗ làm cho người lao động địa phương và điều kiện để 100 kỹ sư Vê-nê-xu-ê-la sang thực tập nâng cao trình độ tại Trung Quốc.
9. Hội nghị không chính thức nguyên thủ các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (ODKB)
Kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo  (04/08/2009)
Tuần lễ Thế giới Nuôi con bằng sữa mẹ năm 2009 tại Việt Nam  (04/08/2009)
Giới thiệu về "Ngày da cam - Orange Day" 10-8-2009  (03/08/2009)
Sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì tăng trưởng  (03/08/2009)
Lào Cai với công tác vận động đồng bào dân tộc, có đạo  (03/08/2009)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển